Workshop là gì? Có những hình thức workshop nào?


Workshop là gì là thắc mắc của nhiều người khi nó dần trở nên phổ biến và thu hút đông đảo người tham dự. Thực tế, tại các môi trường như trường học, công ty, tổ chức độc lập,… thường xuyên tổ chức workshop. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về workshop và các hình thức của nó.

Workshop là gì?

Workshop là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến và khá quen thuộc với giới trẻ. Vậy workshop là gì? Workshop có thể hiểu là “hội thảo” trong tiếng Việt. Tuy nhiên cách dịch này không hoàn toàn chính xác và sát nghĩa. Chúng ta có thể hiểu rằng workshop dùng để chỉ các buổi hội thảo, đào tạo hay trao đổi kiến thức chuyên ngành. Do đó, nội dung và chủ đề của các buổi workshop thường có tính chuyên môn cao.

Trong thực tế, workshop không có giới hạn về quy mô và thời gian. Một chương trình workshop có thể thực hiện trong 1 buổi hoặc kéo dài nhiều ngày. Quy mô tổ chức có thể từ vài chục lên đến vài ngàn người. Các hình thức tổ chức và chủ đề, lĩnh vực cũng rất đa dạng. Tuy nhiên các chương trình workshop này cần có sự tham gia dẫn dắt bởi chuyên gia hoặc diễn giả có chuyên môn.

Workshop có ưu điểm là tính tương tác 2 chiều. Tại đây, bên cạnh lắng nghe những chia sẻ và kiến thức chuyên môn thì diễn giả và người tham dự có thể tự do thảo luận và trao đổi ý kiến trong khuôn khổ cho phép. Nhờ vậy, người tham dự không chỉ có thêm thông tin mà còn phát triển được các kỹ năng mềm như tranh luận và giao tiếp.

Workshop dùng để chỉ các buổi hội thảo, đào tạo chuyên ngành
Workshop dùng để chỉ các buổi hội thảo, đào tạo chuyên ngành

Phân loại các hình thức workshop phổ biến

Hiện nay, workshop được tổ chức dưới đa dạng hình thức khác nhau để thuận tiện cho mục đích của chương trình. Vậy có những hình thức phổ biến của workshop là gì?

  • Workshop chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm

Đây là hình thức workshop phổ biến và đơn giản nhất, chúng thường được thấy tại các trường học và môi trường đào tạo. Chương trình workshop này được thực hiện ngắn gọn trong một buổi, kéo dài khoảng 2 – 6 tiếng với quy mô từ vài chục đến vài trăm người.

Workshop chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm chú trọng vào phần trình bày của các diễn giả. Các diễn giả sẽ chia sẻ kinh nghiệm mà bản thân họ đã đúc kết được trong trải nghiệm thực tế để người tham dự có được nhiều góc nhìn khác nhau. Cuối mỗi phần trình bày, người tham dự sẽ có một ít thời gian đặt câu hỏi cho diễn giả.

  • Workshop đào tạo

Workshop đào tạo thường được nội bộ các công ty tổ chức nhằm nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên. Những công ty có quy mô vừa và nhỏ thường mời các diễn giả và chuyên gia về đào tạo thay vì đăng ký cho nhân viên tham gia các workshop lớn. Đó có thể là các workshop về đào tạo kiến thức hoặc đào tạo kỹ năng thực hành.

Bên cạnh các workshop nội bộ, một hình thức workshop đào tạo khác còn được gọi là bootcamps. Đây là workshop có quy mô lớn, do các tập đoàn lớn hoặc công ty dịch vụ đứng ra tổ chức. Người tham dự bootcamps cần dành toàn bộ thời gian trong nhiều ngày để tập huấn với mức phí khá cao. Tuy nhiên, họ sẽ được đào tạo bởi các chuyên gia và diễn giả nổi tiếng hàng đầu.

Workshop đào tạo thường diễn ra tại nội bộ các công ty
Workshop đào tạo thường diễn ra tại nội bộ các công ty

Lợi ích của người thực hiện

Nếu chỉ tìm hiểu workshop là gì mà không đào sâu, nhiều người sẽ nghĩ rằng người thực hiện workshop không nhận được lợi ích gì. Trên thực tế, tổ chức sự kiện chính là công việc của họ. Các buổi workshop thường có nhà tài trợ hoặc được các thương hiệu, tổ chức đứng ra chịu trách nhiệm chi phí. Vậy nên đơn vị tổ chức sẽ có những lợi ích nhất định.

Bên cạnh những workshop được thuê để tổ chức thì có những workshop do chính doanh nghiệp thực hiện. Mặc dù phải bỏ ra chi phí nhưng workshop chính là hình thức marketing tiết kiệm, hiệu quả. Khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu và thuyết phục trực tiếp thông qua workshop có hiệu quả hơn nhiều so với marketing truyền thống.

Workshop là kênh quảng cáo hiệu quả, tiết kiệm cho các doanh nghiệp
Workshop là kênh quảng cáo hiệu quả, tiết kiệm cho các doanh nghiệp

Lợi ích của người tham dự

Có thể nói rằng người tham dự chính là đối tượng nhận được nhiều lợi ích nhất từ các buổi workshop. Đó chính là các kiến thức chuyên ngành và kinh nghiệm hữu ích từ các diễn giả, chuyên gia. Đây đều là những điều đã được họ đúc kết sau quá trình làm nghề lâu năm, rất có giá trị.

Bên cạnh đó, người tham dự còn được rèn luyện một số kỹ năng như: Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng phản biện,… thông qua các hoạt động thảo luận và đặt câu hỏi. Đồng thời tham gia workshop còn giúp rèn luyện khả năng tư duy, phân tích và tổng hợp thông tin hiệu quả.

Workshop giúp người tham dự có thêm kiến thức và kỹ năng
Workshop giúp người tham dự có thêm kiến thức và kỹ năng

Quy trình tổ chức workshop thành công

Sau hiểu được workshop là gì, các hình thức phổ biến cũng như lợi ích của nó, hãy cùng tìm hiểu quy trình các bước giúp tổ chức ra các buổi workshop thành công.

Xác định mục tiêu và đối tượng tham gia workshop

Đầu tiên, để tổ chức workshop thành công, chúng ta cần xác định mục tiêu và đối tượng tham gia. Đây là 2 yếu tố cơ bản và quan trọng để xây dựng kế hoạch tổ chức chương trình cũng như chiến lược truyền thông phù hợp.

Từ chủ đề thảo luận của chương trình và mục tiêu đề ra, người tổ chức có thể xác định quy mô và những đối tượng tham gia. Bên cạnh khán giả, người tham dự, ban tổ chức cần xác định diễn giả và khách mời để đưa ra các phương án phù hợp. Đồng thời phân công vai trò và công việc cho các thành viên trong ban tổ chức.

Xác định mục tiêu là tiền đề để lập ra kế hoạch cụ thể
Xác định mục tiêu là tiền đề để lập ra kế hoạch cụ thể

Chuẩn bị kế hoạch tổ chức

Sau khi xác định được mục tiêu và đối tượng tham gia workshop cũng như nhiệm vụ của từng nhóm, ban tổ chức tiến hành lập kế hoạch cụ thể cho chương trình. Dựa vào quy mô của workshop, ban tổ chức lựa chọn địa điểm và thời gian thích hợp để tổ chức chương trình.

Tiếp theo là xây dựng kế hoạch chi tiết bao gồm timeline, kịch bản,… Các kế hoạch dự phòng trong trường hợp khẩn cấp cũng cần được tính toán từ trước. Đồng thời, ban tổ chức cần thực hiện công tác truyền thông đến nhóm đối tượng mục tiêu để thu hút người tham dự.

Tiến hành buổi workshop theo kế hoạch

Kế hoạch chương trình chính là kim chỉ nam cho workshop. MC hoặc diễn giả cần tổ chức ổn định cho người tham dự trước khi bắt đầu chương trình. Tiếp đó, các hoạt động có thể diễn ra trình tự dưới sự giám sát và điều phối của ban tổ chức. Bên cạnh đó, ban tổ chức cũng cần sắp xếp nhân lực hỗ trợ người tham dự trong các tình huống cần thiết để tránh sai số ảnh hưởng đến chương trình.

Thông thường các buổi workshop lần lượt diễn ra các hoạt động như thuyết trình, giao lưu, đặt và trả lời câu hỏi,… khá liền nhau. Vậy nên ban tổ chức cần điều phối nhịp nhàng để không bị ảnh hưởng đến kế hoạch.

Workshop được triển khai theo kế hoạch đã vạch ra trước đó
Workshop được triển khai theo kế hoạch đã vạch ra trước đó

Tổng kết và rút kinh nghiệm

Cuối buổi workshop, sau khi khách mời và người tham dự rời đi, ban tổ chức tiến hành tổng kết tạm thời chương trình. Sau đó, khi đã thu thập được ý kiến và phản hồi từ người tham gia, các thành viên trong ban tổ chức tiến hành họp tổng kết và rút kinh nghiệm.

Workshop là hoạt động hội thảo hoặc đào tạo chuyên ngành được tổ chức với rất nhiều lĩnh vực, chủ đề khác nhau. Học viện seoulspa hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ workshop là gì cũng như biết được các hình thức và lợi ích mà workshop mang lại. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo!

Mời đánh giá

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận