Bị tiểu đường có xăm môi được không? Có nguy hiểm không?


Xăm môi là hình thức làm đẹp được ưa chuộng bởi tính thẩm mỹ, tươi tắn mà nó đem lại. Tuy nhiên, một số người mắc bệnh tiểu đường luôn thắc mắc về hình thức làm đẹp này. Vậy bị tiểu đường có xăm môi được không? Những lưu ý gì khi xăm môi để không để lại biến chứng?

Bị tiểu đường có xăm môi được không?

Bị tiểu đường vẫn có thể xăm môi trong trường hợp bạn bị nhẹ. Bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn nội tiết chuyển hóa lượng đường trong máu. Trên thực tế, tiểu đường có nhiều cấp độ khác nhau, mức độ ảnh hưởng sức khỏe khác nhau. Nếu bạn chỉ có mức độ đường huyết HBA1c thấp, lượng đường được duy trì ổn định thì có thể xăm môi.

Ngược lại, những ai mắc bệnh tiểu đường nặng, mức độ cao không kiểm soát tốt thì không nên xăm môi. Bởi khi xăm môi nếu chỉ số đường trong máu cao có thể làm vết thương khi xăm của bạn lâu lành. Điều này ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn vùng vết thương.

Vì thế, trước khi quyết định phun xăm, bạn nên kiểm tra chỉ số đường huyết của mình. Điều này không chỉ giúp bạn an tâm khi thực hiện mà còn đảm bảo sức khỏe của mình. Tốt nhất bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và những người có chuyên môn trước khi lựa chọn phun môi.

Tùy vào mức độ đường huyết để cân nhắc lựa chọn xăm môi
Tùy vào mức độ đường huyết để cân nhắc lựa chọn xăm môi

Các biến chứng có thể gặp phải khi bị tiểu đường vẫn đi xăm môi

Việc xăm môi đối với người mắc bệnh tiểu đường cần được được tư vấn, kiểm tra kỹ càng hơn. Bởi bạn có thể gặp phải một số biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe như:

  • Bị dị ứng: Nguy cơ bị dị ứng của người bị tiểu đường cao hơn bình thường. Có thể bạn bị dị ứng với mực xăm, dụng cụ xăm,… Các dấu hiệu thường gặp đó là sưng đỏ vùng môi, nốt gồ ghề trên mặt da, da rộp,…
  • Vết xăm lâu lành: Khi lượng đường cao thì chức năng bạch cầu làm lành vết thương sẽ suy giảm. Khả năng chống lại các yếu tố xấu cũng ảnh hưởng, do vậy sẽ khó làm lành vết thương khi xăm.
  • Nguy cơ nhiều trùng: Khi vết thương lâu lành, khả năng nhiễm trùng vô cùng lớn. Khi xuất hiện các dấu hiệu sưng đỏ, có mủ, lở loét da, cơ thể mệt mỏi,… thì có khả năng cao bạn đã nhiễm trùng và cần đến gặp bác sĩ kịp thời.
  • Quá trình phun xăm kéo dài: Người bị tiểu đường sẽ có thời gian phun xăm kéo dài hơn. Điều này làm tăng thêm khả năng đau đớn cho người xăm.
  • Nguy cơ xuất hiện sẹo xấu: Việc vết thương lâu lành khi lượng đường trong máu cao có thế xuất hiện sẹo lồi.
  • Lây nhiễm qua đường máu: Khi các cơ sở phun xăm không sử dụng dụng cụ xăm khử trùng sạch sẽ thì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lây nhiễm.
Một số biến chứng khi người bệnh bị tiểu đường có thể gặp phải
Một số biến chứng khi người bệnh bị tiểu đường có thể gặp phải

Bị tiểu đường đi xăm môi cần lưu ý những gì?

Không chỉ tìm hiểu bị tiểu đường có xăm môi được không, người bị tiểu đường dưới HBA1c khi xăm cần lưu ý các vấn đề như sau:

Với người bệnh

Khi lựa chọn, bạn cần tìm hiểu kỹ, ưu tiên chọn các đơn vị, cơ sở uy tín, chất lượng. Các cơ sở này cần có giấy phép hoạt động, giấy phép hành nghề, trang thiết bị,…  Đồng thời, bạn cần quan tâm đến trình độ, tay nghề nhân viên phun xăm, dụng cụ vệ sinh, tiệt trùng để đảm bảo sức khỏe khi phun xăm.

Người bệnh cũng cần nắm rõ chỉ số đường huyết HbA1c thấp và ở mức ổn định. Bạn hãy cung cấp các chỉ số sức khỏe của bạn thân để bác sĩ thẩm mỹ đưa ra được phương pháp, lộ trình phù hợp nhất.

Ngoài ra, sau khi xăm bạn cũng nên chú trọng để việc chăm sóc vết thương đó. Bởi điều này rất quan trọng, nó giúp bạn nhanh hồi, tránh các trường hợp dị ứng, nhiễm trùng, vết thương lâu lành,…

Với cơ sở thẩm mỹ

Các bác sĩ, kỹ thuật viên trước khi thực hiện cần tìm hiểu rõ về tình trạng bệnh của khách hàng. Kỹ thuật viên phải tư vấn khách hàng không nên xăm khi chỉ số đường huyết cao. Hay kỹ thuật viên không được sử dụng các thủ thuật phun xăm không an toàn, để tránh xảy ra biến chứng.

Còn đối với những khách hàng có chỉ số đường huyết ổn định khi phun xăm cũng cần đảm bảo nhiều yếu tố khác. Cụ thể như máy móc thiết bị, dung cụ phun xăm, màu mực,… phải được vệ sinh, khử trùng và đảm bảo nguồn gốc an toàn.

Kỹ thuật viên được đào tạo bài bản, tay nghề ổn định có kinh nghiệm. Trong quá trình thực hiện phải đi kim nhẹ nhàng, cẩn thận để tránh làm tổn thương vùng da.

Đặc biệt, đối với những khách hàng đang bị tiêu đường thì kỹ thuật viên phải cẩn thận hơn nữa. Tâm lý người thực hiện cần vững vàng, thao tác dứt khoát, nhanh gọn, tránh làm lại nhiều lần ở một vùng xăm cố định.

Có rất nhiều lưu ý cần biết khi xăm môi
Có rất nhiều lưu ý cần biết khi xăm môi

Ngoài bệnh tiểu đường thì mắc bệnh gì không nên phun xăm môi

Không chỉ có bệnh tiểu đường mà bệnh nhân cũng cần lưu ý không nên phun xăm môi thì mắc những bệnh như:

  • Người bị bệnh tim mạch
  • Người dùng thuốc đông máu
  • Người mắc bệnh da liễu ở vùng môi
  • Người mắc bệnh cần xạ trị, điều trị hóa chất
  • Người có cơ địa dị ứng trên da
  • Người hay dùng chất kích thích
Một số bệnh người bệnh cần cân nhắc khi xăm môi
Một số bệnh người bệnh cần cân nhắc khi xăm môi

Bị tiểu đường có xăm môi được không đã được giải đáp ở bài viết trên. Nếu bạn bị tiểu đường thì tốt nhất nên kiểm tra chỉ số đường huyết và các vấn đề sức khỏe liên quan. Từ đó, bạn có thể cân nhắc trước khi quyết định và lựa chọn phương pháp phù hợp.

>>> Bài viết cùng chủ đề:

Mời đánh giá

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận