Điều kiện mở thẩm mỹ viện là gì? Vốn đầu tư bao nhiêu?


Điều kiện mở thẩm mỹ viện là quy định liên quan đến pháp lý và đóng vai trò vô cùng quan trọng để các chủ đầu tư khởi nghiệp thuận lợi. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ thông tin về điều kiện và số vốn hợp lý cần bỏ ra cho việc kinh doanh. Cùng Học viện Seoul Spa theo dõi bài viết bên dưới để am hiểu tường tận về vấn đề này.

Chủ đầu tư cần tìm hiểu điều kiện mở thẩm mỹ viện theo quy định
Chủ đầu tư cần tìm hiểu điều kiện mở thẩm mỹ viện theo quy định

Điều kiện mở thẩm mỹ viện cho chủ đầu tư

Nhìn chung, chủ đầu tư muốn kinh doanh hợp pháp cần phải tuân thủ theo điều kiện mở thẩm mỹ viện cơ bản như sau:

Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị

Vấn đề trang thiết bị và cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng trong việc hình thành một thẩm mỹ viện chuyên nghiệp. Một số điều kiện cần tuân thủ như sau:

  • Địa điểm cố định, tách riêng với khu vực sinh hoạt gia đình, đảm bảo có trần chống bụi, đầy đủ ánh sáng, nền nhà và tường phải sử dụng chất liệu dễ vệ sinh, tẩy rửa.
  • Phòng khám chuyên khoa phải có phòng khám bệnh, chữa bệnh, có phòng để khách hàng nghỉ ngơi.
  • Một số điều kiện khác phụ thuộc vào phạm vi chuyên môn của cơ sở kinh doanh đã đăng ký.
  • Đảm bảo an toàn về bức xạ, xử lý chất thải y tế, khử trùng và có đầy đủ thiết bị phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật.
  • Đáp ứng điều kiện về điện, nước để thuận tiện chăm sóc và phục vụ khách hàng.
  • Có đầy đủ dụng cụ, thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động và chuyên môn của thẩm mỹ viện đăng ký.
  • Có thuốc cấp cứu chuyên khoa và thuốc chống sốc.
Thẩm mỹ viện cần tuân thủ điều kiện về cơ sở vật chất
Thẩm mỹ viện cần tuân thủ điều kiện về cơ sở vật chất

Điều kiện về người chịu trách nhiệm chuyên môn

Theo quy định, người chịu trách nhiệm chuyên môn trong phòng khám phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hoặc chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ. Ngoài ra cần có thời gian khám, chữa bệnh tối thiểu là 54 tháng liên quan đến chuyên khoa đó.

Tất cả người khác làm việc trong cơ sở thẩm mỹ nếu có nhiệm vụ khám, chữa bệnh cần phải có chứng chỉ hành nghề. Đồng thời được phân công công việc phù hợp với chuyên môn và kiến thức có trong bằng cấp của người đó.

Điều kiện về an ninh, trật tự

Điều kiện mở thẩm mỹ viện yêu cầu phải có giấy chứng nhận uy tín, đảm bảo đủ tiêu chí về an ninh trật tự. Bên cạnh đó nên kèm theo giấy chứng nhận đáp ứng quy định phòng cháy, chữa cháy (nếu có).

Thẩm mỹ viện cần đáp ứng yêu cầu về an ninh trật tự
Thẩm mỹ viện cần đáp ứng yêu cầu về an ninh trật tự

Điều kiện mở thẩm mỹ viện có dịch vụ massage

Đối với mô hình kinh doanh thẩm mỹ viện có massage, dưới đây là một số điều kiện mà chủ đầu tư cần lưu ý.

Điều kiện về cơ sở vật chất

Quy định về cơ sở vật chất của thẩm mỹ viện có dịch vụ massage như sau:

  • Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình và có đủ ánh sáng.
  • Phòng thực hiện xoa bóp, massage cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Điều kiện về trang thiết bị

Tương tự như quy định cho thẩm mỹ viện thông thường, trang thiết bị và máy móc của cơ sở có dịch vụ massage cũng cần tuân thủ điều kiện như sau:

  • Có đầy đủ điện, nước, buồng tắm hợp vệ sinh và điều kiện khác để chăm sóc khách hàng.
  • Đảm bảo giường, ga trải giường, gối, khăn tắm, ghế hoặc đệm dùng cho dịch vụ massage, xoa bóp phải được vệ sinh sạch sẽ.
  • Giường khám bệnh và bàn làm việc cần có đầy đủ thuốc cấp cứu, ống nghe, nhiệt kế, huyết áp, bơm kim tiêm.
Phòng massage cần được vệ sinh sạch sẽ
Phòng massage cần được vệ sinh sạch sẽ

Điều kiện về nhân sự

Căn cứ vào thông tin về điều kiện mở thẩm mỹ viện có massage, đội ngũ nhân sự trực tiếp đảm nhận chuyên môn cần tuân thủ các nguyên tắc bao gồm:

  • Người chịu trách nhiệm kỹ thuật ở cơ sở massage cần phải là y sĩ, bác sĩ hoặc kỹ thuật viên tốt nghiệp chuyên ngành phục hồi chức năng, y học cổ truyền, vật lý trị liệu hoặc có chứng chỉ về các chuyên ngành này.
  • Nhân viên thực hiện massage phải có bằng cấp đào tạo nghề hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền chứng nhận.
  • Nhân viên tiến hành kỹ thuật massage cần mặc trang phục gọn gàng, sạch và đẹp, đảm bảo có đầy đủ phù hiệu ghi rõ tên nhân viên, tên cơ sở và có ảnh 3×4.

Mở thẩm mỹ viện cần bao nhiêu vốn đầu tư?

Tùy theo quy mô, mở thẩm mỹ viện cần từ 500.000.000đ – 10.000.000.000đ. Đây chỉ là con số ước tính phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố cần đầu tư như:

Vốn đầu tư thuê mặt bằng kinh doanh

Để trả lời câu hỏi mở thẩm mỹ viện cần bao nhiêu vốn đầu tư, yếu tố trước tiên cần xem xét chính là thuê mặt bằng kinh doanh. Nếu hoạt động với quy mô vừa phải chỉ cần bỏ ra chi phí thuê một căn nhà sở hữu diện tích nhỏ. Tuy nhiên, trường hợp vận hành một cơ sở thẩm mỹ viện quy mô lớn cần thuê một tòa nhà nguyên căn và thiết kế lại nội thất.

Mặt bằng kinh doanh cần đầu tư chi phí thuê tùy theo quy mô
Mặt bằng kinh doanh cần đầu tư chi phí thuê tùy theo quy mô

Vốn cho trang thiết bị, cơ sở vật chất

Trang thiết bị, cơ sở vật chất chắc chắn là yếu tố không thể thiếu trong quá trình kinh doanh thẩm mỹ viện. Vì thế, cần đầu tư nguồn vốn rất lớn để sở hữu đầy đủ dụng cụ, máy móc công nghệ cao, thiết bị phục vụ quá trình tân trang nhan sắc cho khách hàng,… Lưu ý, mặc dù trang thiết bị cao cấp có giá rất đắt, nhưng nên mua hàng uy tín từ ban đầu để tránh hư hỏng về sau.

Vốn cho nhân sự của thẩm mỹ viện

Một trong những điều kiện mở thẩm mỹ viện thành công chính là sở hữu đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp. Đây cũng là hạng mục cần phải bỏ ra rất nhiều tiền trong xuyên suốt quá trình hoạt động. Một thương hiệu thẩm mỹ nên thuê các bác sĩ chuyên khoa, nhân viên chăm sóc và tư vấn khách hàng. Ngoài ra còn có một số chi phí khác dành cho việc đào tạo nhân sự, thiết kế đồng phục,….

Chi phí marketing, quảng bá

Trong bảng kế hoạch vốn đầu tư mở thẩm mỹ viện không thể bỏ qua khoản mục marketing, quảng bá dịch vụ. Khi mới hoạt động kinh doanh, việc thực thi một chiến lược tiếp thị hiệu quả có thể định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng, đồng thời thu hút nhiều người đến trải nghiệm. Mỗi hình thức marketing cần mức chi phí riêng biệt, có thể chọn mạng xã hội hoặc quảng cáo ngoài trời.

Vốn đầu tư dành cho marketing là vô cùng cần thiết
Vốn đầu tư dành cho marketing là vô cùng cần thiết

Vốn đầu tư khác

Bên cạnh những chi phí quan trọng như trên, người chủ sở hữu thẩm mỹ viện cần chú ý các khoản tiền phát sinh. Chẳng hạn như sửa chữa máy móc, điện nước,… Đây là những hạng mục không cố định mà thường có xu hướng thay đổi hàng tháng, vì vậy cần có sự chủ động để đưa ra mức chi phí hợp lý giải quyết vấn đề này.

Hồ sơ cần chuẩn bị để mở thẩm mỹ viện

Khi đã am hiểu thông tin về điều kiện mở thẩm mỹ viện, chủ đầu tư lưu ý cần chuẩn bị bộ hồ sơ đối với hộ kinh doanh như sau:

  • Giấy đăng ký hộ kinh doanh về dịch vụ thẩm mỹ (trong đó bao gồm mã ngành nghề kinh doanh của cơ sở thẩm mỹ)
  • Chuẩn bị đầy đủ CMND/CCCD/hộ chiếu chủ hộ, toàn bộ thành viên đăng ký mở thẩm mỹ viện (bản sao có công chứng).
  • Bản sao của hợp đồng thuê mặt bằng (mượn nhà/sổ đỏ) hoặc có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nơi dùng để đặt phòng khám thẩm mỹ.
  • Giấy tờ ủy quyền (trong trường hợp người nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật).
  • Biên bản có thông tin thỏa thuận của tất cả thành viên hộ gia đình đại diện cho 1 người đảm nhận vai trò chủ thẩm mỹ viện.
  • Bản sao chứng chỉ hành nghề hợp lệ (nếu có).

Ngoài ra, đối với hồ sơ mở thẩm mỹ viện dành cho công ty nên chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như:

  • Văn bản thông tin về điều lệ của công ty kinh doanh thẩm mỹ.
  • Giấy tờ đăng ký thành lập doanh nghiệp (trong đó có đăng ký mã ngành nghề kinh doanh thẩm mỹ viện).
  • Danh sách thành viên trong trường hợp đăng ký kinh doanh theo mô hình công ty cổ phần hoặc công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
  • Chuẩn bị đầy đủ CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện pháp luật, các thành viên, người ủy quyền (nộp bản sao nếu còn hiệu lực);
  • Văn bản ủy quyền (nếu có).
Hồ sơ cần chuẩn bị để mở thẩm mỹ viện
Hồ sơ cần chuẩn bị để mở thẩm mỹ viện

Thủ tục mở thẩm mỹ viện

Khi đã có đầy đủ thông tin về điều kiện mở thẩm mỹ viện, chủ đầu tư chỉ cần thực hiện theo thủ tục từng bước như sau:

– Bước 1: Trước tiên, chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép đăng ký kinh doanh cơ sở thẩm mỹ viện.

– Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh đến cơ quan có thẩm quyền. Có thể nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc UBND cấp huyện (hộ kinh doanh), hoặc nộp tại Sở KH&ĐT tỉnh, thành phố (doanh nghiệp).

– Bước 3: Chờ đợi tối đa từ 3 – 5 ngày để có được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Chủ đầu tư thực hiện thủ tục mở thẩm mỹ viện theo quy định của pháp luật
Chủ đầu tư thực hiện thủ tục mở thẩm mỹ viện theo quy định của pháp luật

Thông qua các điều kiện mở thẩm mỹ viện đã đề cập trong bài viết. Hy vọng bạn đã có được thông tin hữu ích và chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết, nguồn vốn để xây dựng thương hiệu riêng cho bản thân. Chúc các bạn kinh doanh thành công mỹ mãn!

Mời đánh giá

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận