Xác định đam mê nghề nghiệp là một bước rất quan trọng đối với mỗi con người chúng ta. Bởi lẽ, một khi xác định được điều này, bản thân mỗi người sẽ có cái nhìn định hướng rõ ràng và dễ dàng hoàn thành mục đích trong tương lai. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về đam mê cũng như cách xác định đam mê nghề nghiệp như thế nào?
Nghĩ về những việc làm khiến bạn yêu thích và có ý nghĩa
Trước hết, để xác định đam mê nghề nghiệp, bản thân chúng ta phải biết mình thích gì, cảm thấy hạnh phúc khi làm gì. Hãy dành ra vài phút, hoặc thậm chí 1 ngày để viết tất cả những hoạt động và việc làm đó ra giấy. Hãy dựa vào nhiều hoàn cảnh khác nhau và liệt kê ra tất cả những việc bạn thích làm, thậm chí mê mẩn và làm quên cả thời gian ăn uống trong ngày.
Trong trường hợp không nghĩ ngợi được gì, hãy hỏi bạn bè, người thân đó là điều gì. Hoặc hãy nhớ lại những công việc bạn thực hiện thường xuyên nhưng lại không hề cảm thấy chán nản. Những điều đó vô tình chính là những điều bạn thích nhất.
Tiếp đến hãy nghĩ và viết ra những điều bạn ghét để có thể tránh những công việc có yếu tố này.
Hiểu rõ tính cách của bản thân
Sở thích, tính cách và công việc không hề liên quan đến nhau. Nếu bạn yêu thích hát, nhưng tính cách của bạn lại không thích nơi đông người, chán ghét việc phải gò bó bản thân trước mặt khán giả. Thì dù thích hát đến mấy, con đường ca hát của bạn chỉ nằm ở mức hát cho vui chứ không thể biến nó thành một nghề đam mê được.
Vậy nên, để xác định đam mê nghiệp nghiệp phù hợp nhất, hãy hiểu được tính cách, niềm tin cốt lõi của bản thân mình.
Đánh giá thế mạnh của mình
Nếu bạn có tài lẻ và có tài năng, năng khiếu về một lĩnh vực nào đó. Đây có thể là một manh mối để giúp xác định đam mê nghề nghiệp của mình sau này. Hãy nghĩ thật kỹ bạn giỏi gì: tự tin trước đám đông, khéo tay, nấu ăn giỏi, chơi nhạc cụ hay… Ngay cả khi không biết mình có tài năng gì, thì hãy nghĩ đến những lời khen từ bạn bè, hoặc nhờ bạn bè, người thân đánh giá giúp.
Tìm hiểu những công việc mà bạn quan tâm
Sau khi phân tích được bản thân, hãy tiếp tục liệt kê những nghề nghiệp mà mình quan tâm, phân tích đánh giá từng ngành nghề một: Nghề đó cần gì, tính cách những ai phù hợp, sự yêu thích, công việc…. Lưu ý những ngành nghề đó là những ngành nghề bạn muốn làm, chứ không phải là ngành nghề xu hướng, nghề có lương cao.
Thu hẹp danh sách nghề nghiệp
Với danh sách trên, sau khi phân tích cá nhân, xác định đam mê nghề nghiệp của mình bằng cách thu nhỏ lại các loại nghề nghiệp bạn thấy tốt nhất, liệt kê những yếu tố bạn thấy quan trọng và thật sự có hứng thú. Hãy thật sự tỉnh táo, đừng để những cám giỗ mức lương quyến rũ bạn, bởi lẽ, khi việc theo đuổi chúng khiến bạn mệt mỏi và căng thẳng.
Trò chuyện với những người làm trong lĩnh vực công việc bạn chọn
Tiếp đến, hãy tìm đến những người làm trong lĩnh vực nghề nghiệp bạn muốn theo đuổi, trò chuyện và giải đáp thắc mắc của bản thân. Đồng thời, học hỏi các kiến thức kinh nghiệm trong ngành nghề. Lúc này, lại tiếp tục cân nhắc và lựa ra đâu mới là công việc mình đam mê và nó phù hợp với mình nhất.
Theo đuổi nghề nghiệp nhiệt tình
Sau khi đã xác định được đam mê nghề nghiệp, hãy theo đuổi nó một cách nghiêm túc từ việc học nghề, học hỏi nghề, cho đến việc hành nghề. Hãy cố gắng và luôn nhiệt tình với công việc, với đam mê của chính bản thân mình. Một khi có đam mê, sự cố gắng và tôn trọng nghề nghiệp, dù bắt đầu từ con số 0, bạn sẽ nhất định thành công với công việc mà mình đã chọn.
Không giới hạn bản thân ở một chỗ
Sở thích cũng như con người, luôn có sự nâng cấp và phát triển theo thời gian. Nếu mãi duy trì một cấp độ sở thích, đến một lúc nào đó, chúng ta sẽ cảm thấy nhàm chán. Vậy nên, hãy luôn thúc đẩy và phát triển sở thích của mình bằng cấp mở rộng giới hạn sang nhiều mặt khác. Hãy tạo ra nhiều cơ hội để được trải nghiệm mới với đam mê của mình, đón nhận điều mới mẻ thường xuyên hơn và là những việc bạn chưa từng làm trước đây khi có điều kiện.
Trên đây là các bước xác định đam mê nghề nghiệp mà ai cũng nên áp dụng, tìm ra con đường, hướng đi đúng nhất với bản thân. Nếu không thể, hãy tìm đến bạn bè, người thân, những người thật sự hiểu bạn để nhận sự giúp đỡ. Đừng đánh mất thời gian lẫn thanh xuân của mình để theo đuổi một điều không thể, đừng để bản thân phải hối hận về những gì mình chọn. Vậy nên, hãy cố gắng tìm hiểu bản thân mình và cố gắng tìm được đam mê nghề nghiệp.
Bài viết liên quan:
-
- Làm việc vì đam mê – Lợi ích và Cách xác định đam mê của bản thân
- Nên chọn nghề theo đam mê hay nhu cầu xã hội mới tốt?
Bình luận