Văn hóa ứng xử của cấp dưới với cấp trên – Những quy tắc cần nắm


Văn hóa ứng xử của cấp dưới với cấp trên, hay của cấp trên đối với cấp dưới là điều luôn cần thiết để xây dựng một bộ máy doanh nghiệp vững mạnh. Đặc biệt, trong môi trường công việc, các mối quan hệ cũng khác hoàn toàn với những mối quan hệ đời sống và đặc biệt cần được chú ý. Vậy như thế nào là một cách ứng xử đúng đắn và chuẩn mực?

Vì sao chúng ta cần phải quan tâm đến văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp?

Trong một doanh nghiệp sẽ tồn tại rất nhiều mối quan hệ, có cấp dưới – cấp trên, quan hệ đối tác, khách hàng…Những mối quan hệ này đều là những mối quan hệ công việc, hướng đến lợi ích chung của công ty, và nó ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp, gắn với việc xây dựng, củng cố các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp phát triển một cách bền vững.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là cách để doanh nghiệp phát triển vững mạnh
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là cách để doanh nghiệp phát triển vững mạnh

Có thể nói rằng, môi trường doanh nghiệp là một môi trường rất đặc biệt, mà ở đó, trước khi xét tới năng lực, kỹ năng thì văn hóa ứng xử của cấp dưới với cấp trên, của đồng nghiệp với đồng nghiệp sẽ là điều mà bạn phải quan tâm hàng đầu khi bắt đầu một công việc mới.

Hầu như doanh nghiệp lớn nào cũng sẽ xây dựng một bộ quy tắc ứng xử riêng cho doanh nghiệp của mình, đó là chuẩn mực để đánh giá nhân viên, đồng thời hướng đến sự công bằng, phát huy tính dân chủ, đồng thời, mỗi người trong doanh nghiệp cũng đều sẽ nhận được một sự tôn trọng nhất định từ đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới. Cả doanh nghiệp sẽ gắn kết với nhau trên tinh thần hợp tác, phát triển, cùng đóng góp cho mục tiêu chung. Sự gắn kết đó tạo nên sức mạnh đưa doanh nghiệp tiến lên phía trước.

Và đặc biệt, đối với các bạn mới đi làm, các bạn sẽ thường bắt đầu ở những vị trí thấp, ngoài việc nỗ lực thể hiện khả năng, tinh thần học hỏi, hãy tìm hiểu những quy tắc trong văn hóa ứng xử để có thể bắt đầu công việc một cách thuận lợi nhất nhé.

Nếu bạn là nhân viên mới, bạn cần phải nắm được văn hóa công ty cũng như biết cách ứng xử với cấp trên, đồng nghiệp
Nếu bạn là nhân viên mới, bạn cần phải nắm được văn hóa công ty cũng như biết cách ứng xử với cấp trên, đồng nghiệp

Những quy tắc trong văn hóa ứng xử của cấp dưới với cấp trên mà nhân viên mới cần biết

Trong môi trường công sở, sẽ có rất nhiều tình huống xảy ra và chỉ một chút bất cẩn trong lời ăn tiếng nói hay cách hành xử thôi cũng có thể khiến bạn phải nhận được những “bài học đắt giá”. Vì vậy, nắm được văn hóa ứng xử của cấp dưới với cấp trên là “bí kíp sống còn” cho bạn trong môi trường công sở khá phức tạp này

Dưới đây sẽ là một vài quy tắc cũng như kỹ năng cần thiết trong văn hóa ứng xử của cấp dưới với cấp trên mà bạn nên note ngay lại trước khi bước vào môi trường công sở nhé.

1. Quy tắc khi giao tiếp

Giao tiếp là điều chắc chắn phải có trong bất cứ mối quan hệ nào, kể cả công việc, và đây cũng là cách để cấp trên đánh giá thái độ, cách ứng xử của bạn và quyết định thái độ đối với bạn trong công việc sau này.

Khi giao tiếp với cấp trên phải luôn chú ý mọi lời nói
Khi giao tiếp với cấp trên phải luôn chú ý mọi lời nói

Vì vậy, khi giao tiếp với cấp trên, trong bất kỳ tình huống nào, bạn cũng cần phải nắm rõ những quy tắc sau:

  • Lời nói phải luôn thể hiện sự tôn trọng, bởi không một người sếp nào muốn nhân viên nói chuyện thiếu lễ độ, thiếu tôn trọng và “vượt mặt” mình cả, bạn cần chú ý trong thái độ và cách xưng hô với sếp, kể cả khi sếp có ít tuổi hơn bạn nhé.
  • Không nói nhiều, nói dài dòng: khi giao tiếp với cấp trên để giải quyết công việc thì luôn cần sự nhanh nhẹn, dứt khoát, trình bày đúng trọng tâm, thế nên, thay vì nói dài dòng, hãy trình bày, báo cáo công việc một cách ngắn gọn nhất nhưng vẫn đủ ý nhé,
  • Không được để cảm xúc lấn át, vì khi mà cảm xúc lấn át sẽ khó kiểm soát được lời nói, hành động, mà điều này tuyệt đối tránh trong môi trường công sở. Nếu bạn đang bực tức, bức xúc, lo lắng thì hãy gạt bỏ sang một bên rồi mới bắt đầu làm việc với cấp trên nhé.
  • Không nịnh nọt thái quá và học cách lắng nghe. Bởi một người cấp trên có năng lực, có tầm nhìn sẽ không đánh giá bạn qua việc nịnh nọt đâu, hãy quan sát xem sếp của bạn có phải là kiểu người thích nịnh nọt hay không rồi tùy cơ ứng biến nhé. Và hãy học cách lắng nghe sếp của bạn những khi sếp đưa lời khuyên, nhận xét, hay kể cả trách phạt, nếu bạn không đồng ý với ý kiến của sếp cũng nên trình bày quan điểm một cách có văn hóa và tôn trọng cấp trên nhé.
Nơi công sở là nơi rất nhiều tình huống có thể xảy ra nên bạn hãy chú ý kiểm soát thái độ và tâm trạng của mình nhé.
Nơi công sở là nơi rất nhiều tình huống có thể xảy ra nên bạn hãy chú ý kiểm soát thái độ và tâm trạng của mình nhé.

2. Quy tắc hành xử

Ngoài giao tiếp, thì những cách hành xử cũng tạo nên nét văn hóa ứng xử của cấp dưới với cấp trên nữa đó.

Hành xử đúng mực là như thế nào?

Đầu tiên, đó là cần phải chào hỏi đối với cấp trên của mình, mỗi khi bạn gặp sếp, điều đầu tiên cần làm đó là chào hỏi, mà không chỉ với sếp mà còn với cả đồng nghiệp nữa.

Đừng tiếc một lời chào, đây là cách để bạn tạo ấn tượng tốt với mọi người, đồng thời cũng tạo môi trường làm việc có văn hóa ứng xử, văn minh.

Tiếp theo đó là thái độ với công việc, không một người sếp nào đánh giá cao những người có thái độ không tốt khi làm việc như trễ deadline, lề mề, không chú tâm, cẩu thả, qua loa…Dù bạn có năng lực đến đâu nhưng đối với công việc, bạn thể hiện không tốt thì sếp cũng có thể loại bạn ngay lập tức đó.

Trong bất cứ trường hợp nào, hãy tuân thủ đúng deadline
Trong bất cứ trường hợp nào, hãy tuân thủ đúng deadline

Và quan trọng nhất trong văn hóa ứng xử của cấp dưới với cấp trên mà bạn nhất định phải ghi nhớ đó là không được phép tò mò và bàn luận về đời tư của sếp, đó chính là điều tối kỵ. Hình ảnh nhân viên cấp dưới “túm năm tụm ba” bàn tán về cấp trên tạo ra một hình ảnh không đẹp trong môi trường công sở, đồng thời nó sẽ khiến cấp trên của bạn cảm thấy cực kỳ khó chịu, ảnh hưởng tới mối quan hệ của bạn với cấp trên đó.

=> Trên đây là một số quy tắc trong văn hóa ứng xử của cấp dưới với cấp trên mà bất cứ người đi làm nào cũng cần phải nắm, giúp tạo một môi trường làm việc thân thiện, vui vẻ, với những hành vi đúng chuẩn mực. Hãy để văn hóa ứng xử của bạn giúp bạn có những ngày đi làm thật vui vẻ nhé.

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận