Những khó khăn của sinh viên mới ra trường và hướng giải quyết


Tất cả các bạn sinh viên khi bước ra khỏi nhà trường đều mong muốn nhanh chóng tìm được một công việc tốt và một môi trường bền vững để phát triển. Thế nhưng, những khó khăn của sinh viên mới ra trường là rào chắn ngăn cản các bạn với đến mục tiêu của mình. Hãy cùng tìm hiểu những khó khăn đó cũng như cách giải quyết chúng nhé!

1. Bị từ chối do thiếu kinh nghiệm

Một trong những khó khăn của sinh viên mới ra trường được đề cập nhiều nhất đó là non nớt về kinh nghiệm. Chưa kinh qua nhiều công việc, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, nhưng các nhà tuyển dụng đều hỏi về kinh nghiệm trong các buổi phỏng vấn. Vậy các bạn sinh viên mới ra trường nên đối đáp thế nào?

Sinh viên mới ra trường rất ít kinh nghiệm
Sinh viên mới ra trường rất ít kinh nghiệm

Hướng giải quyết:

Thứ nhất, hãy giữ vững phong thái tự tin, quyết đoán. Cố gắng đừng trở nên lúng túng vì câu hỏi này của người tuyển dụng. Nhà tuyển dụng đã xem CV của bạn thì chắc chắn biết bạn là sinh viên mới ra trường. Điều họ muốn nghe ở đây là cách bạn xử lý một câu hỏi khó như thế nào. Chính vì thế, bạn có thể kể về những trải nghiệm thực tế của mình khi còn ở trường như tham gia sinh hoạt câu lạc bộ, đi thực tập,… Khi tham gia những hoạt động đó, bạn học được những gì, có những tình huống khó khăn nào đã xảy ra và cách bạn xử lý chúng như thế nào. Tất cả những điều này sẽ giúp cho bạn “khoe” với nhà tuyển dụng những kỹ năng cứng và mềm bạn trau dồi được trong quá trình học tập. Thêm vào đó, bạn hãy đề cập đến sự tương quan giữa những kỹ năng bạn có và những đòi hỏi trong công việc bạn ứng tuyển vào, để từ đó cho nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn là một ứng viên phù hợp. Hơn thế nữa, hãy nói về mong muốn học hỏi cũng như quyết tâm của bạn khi ứng tuyển vào công ty. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn là một người năng động, tích cực, tự tin và sẵn sàng học hỏi. Điều này mới khiến bạn ghi điểm trong lòng nhà tuyển dụng chứ không phải là kinh nghiệm đâu.

2. Không có định hướng

Một số sinh viên khi chọn ngành học đã xác định được con đường đi chắc chắn cho mình. Nhưng với một số khác, ngành học không phản ánh đam mê hay định hướng tương lai, vì các bạn còn đang mơ hồ về định hướng của bản thân. Không biết mình muốn gì, không biết mình giỏi gì. Rồi khi ra trường, số sinh viên ấy hoang mang về chính ngành nghề mà mình đã chọn. Cảm thấy không phù hợp, muốn bắt đầu lại với cái phù hợp thì cũng không biết đó là cái gì.

Nhiều sinh viên ra trường nhưng không biết định hướng của bản thân
Nhiều sinh viên ra trường nhưng không biết định hướng của bản thân

“Không có định hướng” có thể nói không đơn thuần là một trong những khó khăn của sinh viên mới ra trường, mà còn là khó khăn của các nhà tuyển dụng khi chính ứng viên của mình không chắc chắn với những gì mà họ sắp nhận thực hiện. Khi nhận một công việc, việc không có định hướng khiến cho các bạn sinh viên mới ra trường không thể làm tốt một trăm phần trăm, hay kiên trì với công việc của mình trong một khoản thời gian dài.

Hướng giải quyết:

Trên thực tế, chưa có một giải pháp nào giúp các bạn định hướng bản thân mình. Bởi lẽ việc này xuất phát từ chính sự nhận thức về bản thân của mỗi người.

Tuy nhiên, với các bạn sinh viên mới ra trường chưa tìm được con đường phù hợp, các bạn có thể đánh giá việc mình làm tốt, thay vì đi tìm việc mình muốn làm (điều này cần thời gian và nỗ lực rất lớn). Hãy xuất phát từ câu hỏi “Mình làm tốt điều gì?” để bắt đầu một hướng phát triển cho bản thân. Vì khi làm những điều bản thân làm tốt, bạn có thể hoàn thành xuất sắc công việc. Khi làm tốt một việc rồi, bạn sẽ có câu trả lời cho việc mình có thích nó hay không. Ngoài ra, bạn cũng nên tranh thủ thời gian để khám phá thêm về bản thân mình, mình thích gì và muốn trở thành người như thế nào. Hãy tham gia các hoạt động thể chất, câu lạc bộ, giao lưu và nói chuyện với nhiều người để khai mở bản thân nhé.

3. Thực tế và lý thuyết khác xa nhau

Khi những kiến thức ở trường hoàn toàn khác xa với những gì diễn ra ở môi trường làm việc, hầu hết các bạn đều bị sốc tinh thần. Đây có lẽ là một trong những khó khăn của sinh viên mới ra trường.

Nhiều người quá ảo tưởng vào bản thân
Nhiều người quá ảo tưởng vào bản thân

Hướng giải quyết:

Để ổn định tinh thần, bạn hãy tập làm quen, kết thân với những anh chị tiền bối, hỏi thăm về công việc, những tính huống thực tế mà mọi người cần đối mặt hàng ngày, cũng như tập quan sát công việc, cách các tiền bối xử lý chúng để tập thích nghi với môi trường người thật việc thật.

Hãy cố gắng dung hòa và bình tĩnh để có thể suy nghĩ tốt nhất. Hãy tích lũy cho mình thêm kiến thức thực tiễn, kinh nghiệm và đối chiếu chúng vào lý thuyết. Chắc chắn bạn sẽ hiểu ra dần dần đấy.

4. Áp lực từ công việc và cuộc sống

Khi đi học, áp lực của các bạn sinh viên chỉ đơn thuần là điểm số, và một số khác là cả tiền bạc nữa. Nhưng khi đi làm, áp lực tăng lên gấp bội. Công việc phải mang lại hiệu quả thực, đóng góp thực cho công ty ở dạng doanh số thì mới có thể mang lương về hàng tháng cho bản thân mình. Không chỉ vậy, mình còn phải chịu trách nhiệm cho cả một tổ chức lớn hơn đó là đội nhóm và công ty. Mỗi một hành động, quyết định của bản thân đều có ảnh hưởng đến tổ chức.

Áp lực công việc thực tế rất lớn
Áp lực công việc thực tế rất lớn

Đã có rất nhiều bạn sinh viên mới ra trường cảm thấy không thở nổi trong những tháng đầu tiên đi làm. Áp lực KPI, áp lực cấp trên, áp lực từ đồng nghiệp, áp lực kiến thức và khối lượng công việc đã khiến cho không ít bạn liên tục chuyển việc, thậm chí là chuyển ngành.

Hướng giải quyết:

Những khó khăn của sinh viên mới ra trường đều được thấu hiểu bởi những người đi trước. Hãy chia sẻ và tìm lời khuyên từ đồng nghiệp cũng như cấp trên. Khi gặp khó khăn trong công việc, đừng im lặng và cố gắng tìm cách giải quyết. Nếu bạn giải quyết không tốt, cấp trên sẽ đánh giá bạn không có năng lực và tự cao (vì không tham khảo ai). Đừng sợ việc phải hỏi. Vì khi hỏi, trong mắt người khác, bạn sẽ là một người chịu học hỏi và tìm tòi. Nhưng cũng đừng cái gì cũng hỏi. Hãy tự suy nghĩ và tìm hướng giải quyết, sau đó nhờ cấp trên cho ý kiến. Việc này sẽ giúp bạn giảm bớt phần nào áp lực về công việc.

Thêm vào đó, hãy biết cân bằng giữa chuyện cá nhân và công việc, để không bên nào bị ảnh hưởng, nhằm giữ cho bản thân một tâm thế tích cực và chuyên nghiệp.

Hầu hết những khó khăn của sinh viên mới ra trường ai rồi cũng đã từng trải qua, và những thế hệ đàn anh đi trước đều có thể vượt qua được thì không lý nào bạn lại không thể vượt qua, hãy tự tin, chăm chỉ rèn luyện, thêm nhiều kỹ năng mềm để có thể vượt qua mọi khó khăn một cách thật suôn sẻ nhé.

Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận