Nghề nail có độc hại không, làm sao để làm nghề an toàn?


Nghề nail có độc hại không? nail có bị vô sinh không? Đây là những điều mà người muốn theo đuổi nghề quan tâm. Nghề nail đem lại khá nhiều cơ hội làm việc cùng mức thu nhập cao, tuy nhiên cũng có những rủi ro nhất định. Vậy, sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi theo ngành nail, nguyên nhân và có cách hạn chế không? Cùng theo dõi bài viết sau để giải đáp những thắc mắc này nhé!

Các hóa chất thường gặp trong nghề nail

Nghề nail gây hại cho sức khỏe vì hóa chất là người lao động phải tiếp xúc khi làm việc. Phổ biến nhất là bệnh đau đầu, khó thở, kích ứng da, khả năng ghi nhớ kém và các triệu chứng thần kinh liên quan,… Muốn biết nghề nail có độc hại không hãy tìm hiểu một số hóa chất độc hại tác động mạnh mẽ đến sức khỏe sau đây:

Nghề nail có độc hại không?
Nghề nail có độc hại không?

Thuốc tẩy sơn móng acetone và butyl acetate

Thuốc tẩy sơn móng acetone là một trong những hóa chất độc hại bậc nhất trong nghề nail. Hóa chất có thể gây hại cho mắt, da và cổ họng do mùi rất nồng, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp. Ngoài ra khi tiếp xúc trong thời gian dài còn gây ra các cơn đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.

Butyl acetate cũng là hóa chất có thể gây kích ứng, đau đầu và khó chịu với các vùng da nhạy cảm. Điển hình như mắt, miệng, da trong mũi và tận bên trong cổ họng cũng bị ảnh hưởng khi hít phải.

Sơn móng tay (Dibutyl phthalate – DBP)

Nước sơn móng có chất dibutyl phthalate, tiếp xúc lâu ngày sẽ dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Thường sẽ ảnh hưởng đến da vùng miệng, mắt, mũi và cả sâu trong cổ họng, hệ hô hấp.

Chất tẩy keo dán (Acetonitrile)

Để trả lời vấn đề nghề nail có độc hại không phải kể đến chất tẩy keo dán acetonitrile. Chất này gây khó chịu cho mũi, họng, làm buồn nôn và khó thở cho người tiếp xúc. Thậm chí với người có sức khỏe không tốt sẵn còn gây ra tình trạng suy yếu, kiệt sức.

Chất làm lỏng móng tay nhân tạo (Ethyl methacrylate – EMA)

Chất làm lỏng móng tay nhân tạo ethyl methacrylate là nguyên nhân khiến thợ nail dễ mắc bệnh hen suyễn. Tệ hơn chất này có thể gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của thai nhi trong bụng mẹ.

Ethyl methacrylate là nguyên nhân khiến thợ nail dễ mắc bệnh hen suyễn
Ethyl methacrylate là nguyên nhân khiến thợ nail dễ mắc bệnh hen suyễn

Toluene trong sơn móng và keo dán

Toluene là một chất có trong sơn móng và keo dán khiến vùng da bị khô, bong, nứt nẻ khi tiếp xúc. Chất còn có thể gây ảnh hưởng đến thận và nguy cơ hư gan và ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Nên cũng vì thế mà nhiều người lo lắng làm nail có bị vô sinh không.

Tác hại của lưu huỳnh làm Nail

Lưu huỳnh là chất thường dùng để đắp móng bột vì có tính dẻo dễ định hình móng. Lưu huỳnh cũng có vai trò giúp sơn móng bám lâu, bền và lên màu đẹp hơn. Chất dễ bay hơi và có mùi rất hắc, khó chịu, ếu sử dụng với hàm lượng ít sẽ không gây độc tố cho cơ thể.

Nhưng riêng với người làm nghề, tác hại của lưu huỳnh làm nail là khá đáng kể. Bởi phải tiếp xúc nhiều và sử dụng hàm lượng lớn hàng ngày nên dễ nhiễm độc. Khi tích quá nhiều độc tố lưu huỳnh sẽ bị chóng mặt, ói, suy nhược cơ thể, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Một số loại hóa chất khác

Ngoài ra còn một số loại hóa chất khác là đáp án của vấn đề nghề nail có độc hại không. Có thể kể đến như hợp chất amoni (chất khử trùng), methyl methacrylate (chất có trong móng giả), isopropyl acetate, formaldehyde (sơn móng tay).

Những chất này sẽ gây ảnh hưởng cho da, mắt, mũi, miệng, ảnh hưởng thần kinh. Tiếp xúc nhiều sẽ khiến đầu óc không thể tập trung, thường xuyên xuất hiện triệu chứng đau đầu và nôn ói,…

Tiếp xúc nhiều hóa chất độc hại gây ra những cơn đau đầu và buồn nôn
Tiếp xúc nhiều hóa chất độc hại gây ra những cơn đau đầu và buồn nôn

Những tác hại của nghề nail nên biết

Ngoài những hóa chất độc hại, công việc của người thợ nail cũng có tính chất riêng biệt, dễ ảnh hưởng sức khỏe. Trong suốt thời gian làm việc phải ngồi nhiều, ít vận động và tiếp xúc trực tiếp với rất nhiều khách hàng. Đây cũng là những tác nhân gây các bệnh nghề nghiệp, cụ thể như sau:

Dễ mắc các bệnh xương khớp

Tính chất của nghề nail là ngồi nhiều và thường xuyên phải cúi đầu để làm việc. Nhiều salon thiết kế ghế không tốt, khiến kỹ thuật viên phải cúi xuống rất sâu. Chính điều này sẽ khiến thợ nail dễ mắc các bệnh xương khớp, bị đau nhức thường xuyên.

Việc ngồi sai tư thế, cúi quá sâu và lâu sẽ khiến cột sống bị cong và không cân đối. Cạnh đó, ít vận động còn khiến dễ lão hóa xương, loãng xương, đau vùng cổ – vai – gáy,…

Công việc căng thẳng, cần sự tập trung cao trong suốt quá trình làm dịch vụ

Đáp án của vấn đề nghề nail có độc hại không không chỉ đơn thuần ở bệnh ngoài cơ thể mà còn ở tinh thần. Lượng khách hàng đông, đặc biệt là các ngày lễ và cuối tuần khiến thợ nail phải làm việc trong nhiều giờ. Đa số các kỹ thuật viên đều phải tập trung cao độ, chịu áp lực lớn vì phải luôn tỉ mỉ. Điều này dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tinh thần như stress, ảnh hưởng lớn đến cơ thể.

Nghề nail căng thẳng và áp lực, dễ khiến người lao động bị stress
Nghề nail căng thẳng và áp lực, dễ khiến người lao động bị stress

Các bệnh ngoài da

Thợ làm móng còn rất dễ gặp phải các bệnh về da. Đặc biệt là ở vùng da tay và da mặt khi phải tiếp xúc thường xuyên với các loại sơn móng, keo dán… Chất Formaldehyde có ở hầu hết các loại sơn móng khá nguy hiểm nếu sử dụng trực tiếp một cách liên tục. Ngoài ra Toluene cũng có thể khiến đôi tay bị ngứa và nhiều các bệnh khác.

Bệnh ngoài da còn do thợ làm nail thường xuyên phải sử dụng nước trong quá trình làm việc. Da tay tiếp xúc với nước cả ngày dài dễ bị nhăn nhúm hay mắc các bệnh  ngoài da.

Mặt nổi mụn do tiếp xúc với hơi bốc lên từ nước sơn, tẩy móng
Mặt nổi mụn do tiếp xúc với hơi bốc lên từ nước sơn, tẩy móng

Ảnh hưởng đến mắt

Một trong những tác hại của nghề nail khá nghiêm trọng đó là gây nên các bệnh về mắt. Các chất Formaldehyde, Toluene và cả Dibutyl-phthalate tiếp xúc gần đều sẽ khiến mắt bị cay, chảy nước mắt. Những người thợ làm móng luôn phải sử dụng sơn móng, nước rửa… mỗi ngày khó tránh khỏi mắt bị một vài bệnh nguy hiểm về sau.

Bên cạnh đó, làm nghề này mọi người còn phải thường xuyên căng mắt để đảm bảo chính xác khi cắt da, cắt móng hay sơn sửa. Sau một ngày dài mắt dễ bị căng thẳng, mỏi mắt và lâu dài có thể bị cận thị.

Người làm nail dễ mắc các bệnh về mắt
Người làm nail dễ mắc các bệnh về mắt

Các bệnh đường hô hấp

Không ít người làm nghề nail bị các bệnh về đường hô hấp. Điều này chủ yếu xuất phát từ việc mỗi ngày họ luôn phải hít vào mùi của rất nhiều loại nước sơn, gel, nước rửa móng, keo… Rất nhiều các chất độc hại sẽ xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, dẫn đến các bệnh vô cùng nguy hiểm. Không chỉ ảnh hưởng đến phổi mà cả tim mạch cùng nhiều cơ quan khác cũng dễ bị bệnh nguy hiểm.

Ngoài ra, kỹ thuật làm móng ngày nay còn sử dụng cách dũa móng kết hợp mài móng. Điều này sẽ dẫn đến trong không khí xuất hiện nhiều bụi mịn. Người làm móng khó tránh việc hít phải chúng gây nên tình trạng tích tụ bụi ở phổi, khó thở…

Ảnh hưởng đến sinh sản

Một tác hại của nghề nail cũng khá nghiêm trọng đó là ảnh hưởng đến sinh sản. Đặc biệt khi lao động nghề này chủ yếu là nữ giới thì lại càng có nhiều vấn đề hơn. Nghiên cứu cho thấy, nhiều hóa chất sản xuất sơn móng tay, rửa móng tay ảnh hưởng rất không tốt đến sức khỏe sinh sản. Đặc biệt phải kể đến là Dibutyl-phthalate, một trong những chất gây khó sinh hay sảy thai.

Ngoài ra, MMA cũng được xác định là chất dễ dẫn đến các bệnh về cơ quan sinh dục nếu tiếp xúc lâu dài.

Những người đang mang thai nên hạn chế làm nghề nail
Những người đang mang thai nên hạn chế làm nghề nail

Vậy làm nail có bị vô sinh không?

Đáp án của vấn đề làm nail có bị vô sinh không là có thể, bởi các hóa chất sẽ gây ảnh hưởng. Tiếp xúc nhiều chất độc hại trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cả nam và nữ. Vậy nên, hãy xác định thời gian có em bé để chăm sóc cơ thể tốt hơn khi làm nghề nail nhé!

Nguyên nhân dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe khi làm nghề nail

Các hóa chất được sử dụng trong nghề nail có chứa một số chất độc hại cho cơ thể. Vậy nên đây chính là lý do nhiều người thắc mắc nghề nail có độc hại không. Nếu tiếp xúc với những hóa chất này trong thời gian lâu, cơ thể sẽ dễ mắc các bệnh về hô hấp. Từ đó có thể phát triển thành bệnh lý về thần kinh hoặc suy nhược cơ thể.

Các hóa chất trên đi vào trong cơ thể gây bệnh chủ yếu theo 3 đường sau:

  • Đường hô hấp: Trong quá trình làm việc, bạn sẽ vô tình hít phải bụi lẫn hóa chất làm móng và hơi sương của hóa chất dạng lỏng. Đây chính là nguyên nhân gây bệnh hàng đầu.
  • Đường tiếp xúc: Khi thực hiện dịch vụ làm móng cho khách, kỹ thuật viên dễ dàng bị dính lên tay. Nếu vô tình tiếp xúc tay với môi hoặc mắt thì lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Đường ăn uống: Trong không gian làm nail, nếu đồ ăn, nước uống không được che đậy kỹ càng hoặc để ở khu vực riêng cũng dễ bị bám dính hóa chất làm nail.
Hóa chất sử dụng trong nghề nail là nguyên nhân ảnh hưởng sức khỏe
Hóa chất sử dụng trong nghề nail là nguyên nhân ảnh hưởng sức khỏe

Một số phương pháp bảo vệ sức khỏe khi làm nghề nail

Sau khi biết nghề nail có độc hại không, bạn cần chủ động có các biện pháp bảo vệ sức khỏe cho mình khi làm việc. Sau đây là một số phương pháp mà bạn nên tham khảo:

  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với hóa chất bằng các phương pháp bảo hộ như đeo khẩu trang, găng tay,… khi làm việc.
  • Thường xuyên rửa tay và vệ sinh vị trí làm việc.
  • Tìm hiểu các nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp hạn chế tương ứng.
  • Làm việc tại các cơ sở làm nail có môi trường, cơ sở vật chất đảm bảo như có hệ thống thông gió. có quy trình sử dụng hóa chất an toàn,…
Sử dụng đồ bảo hộ giúp bảo vệ sức khỏe khi làm nail
Sử dụng đồ bảo hộ giúp bảo vệ sức khỏe khi làm nail

Hạn chế tác hại nghề nail

Mặc dù nghề nail có nhiều tác hại, dễ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhưng lại rất phát triển. Nhiều người lựa chọn theo đuổi bởi không sợ thất nghiệp, dễ có công việc tốt và thu nhập ổn định. Để theo đuổi nghề nail lâu dài và hạn chế ảnh hưởng sức khỏe hãy lưu ý những vấn đề sau:

Cách thiết kế tiệm nail

Nghề nail có độc hại không và cách hạn chế tác hại ra sao? Hãy ưu tiên sử dụng các loại sản phẩm ít chất độc hại, “ba không” (không toluene, formaldehyde và dibutyl phthalate). Nên chọn các loại sản phẩm free – acid (không chứa acid) và luôn chú ý khi sử dụng.

Lắp đặt thông gió để đẩy mùi của chất độc hại đi, mang không khí trong lành vào salon. Rửa sạch sẽ các chậu hứng của bộ lọc 1 lần/tuần và thay bộ lọc khí 1 lần/tháng. Nếu có thể hãy thiết kế không gian kín, để cửa hoặc có lỗ thông hơi trên trần. Ngoài ra cũng nên thiết kế chỗ ngồi thoải mái cho nhân viên nhằm hạn chế gây ra các bệnh nghề nghiệp.

Thiết kế salon hợp lý để hạn chế tác hại khi làm nghề nail
Thiết kế salon hợp lý để hạn chế tác hại khi làm nghề nail

Bảo quản hóa chất đúng cách

Bảo quản hóa chất đúng cách giúp hạn chế tác hại của lưu huỳnh làm nail và những chất khác. Hãy bảo quản sản phẩm trong chai thủy tinh có nắp, dán thông tin ghi chú bên ngoài. Chỉ sử dụng lượng sản phẩm vừa đủ và đóng chặt nắp sau khi dùng để không thoát mùi ra.

Không đổ hóa chất xuống bồn nước, nhà vệ sinh hay cống thoát sẽ làm ô nhiễm nguồn nước. Sử dụng thùng rác bằng kim loại có nắp mở đóng tự động để đảm bảo vệ sinh, không thoát mùi.

Thay đổi thói quen

Như đã tìm hiểu về vấn đề nghề nail có độc hại không, mọi người nên bảo vệ bản thân bằng cách thay đổi thói quen. Luôn có găng tay bảo hộ, khẩu trang và mắt kính trong suốt quá trình làm dịch vụ. Bỏ găng tay ngay khi có xuất hiện vết rách, lỗ thủng và thay mới.

Rửa tay thật sạch trước và sau khi làm dịch vụ, đặc biệt là trước khi ăn uống, trang điểm hay hút thuốc. Bịt kỹ các vết thương hở trên da để đảm bảo hóa chất không ảnh hưởng. Ngừng dùng các sản phẩm khiến da bị kích ứng, khó chịu và không đưa tay lên da mặt, mắt, mũi khi đang làm dịch vụ.

Đậy kín thức ăn, nước uống và đặc biệt là ly, tách, chén, đũa,… tại nơi làm việc. Nếu có thể hãy thường xuyên ra ngoài để hít khí trời khi có thời gian rảnh rỗi sẽ tốt cho đường hô hấp.

Bảo hộ cho bản thân để hạn chế tác hại khi làm nghề nail
Bảo hộ cho bản thân để hạn chế tác hại khi làm nghề nail

Bài viết học viện seoulspa trên đã giải đáp vấn đề nghề nail có độc hại không cũng như cách hạn chế tác hại của nghề. Nghề nào cũng có rủi ro nhất định, cách tốt nhất là phải thường xuyên rèn luyện để giữ cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra cũng cần sử dụng đồ bảo hộ và thực hiện chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý để hạn chế rủi ro nhé!

Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

Mời đánh giá

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận