Nghề nail đang là một trong những nghề hot nhất hiện nay. Vì thế, có rất nhiều người lựa chọn mở tiệm nail để tự kinh doanh riêng. Tuy nhiên, để gặt hái được thành công trong lĩnh vực này quả thực khó khăn khi mà thị trường đầy rẫy sự cạnh tranh. Khi mà không chỉ có tay nghề cao mà bạn cần phải có kế hoạch, vốn đầu tư… Vậy mở tiệm nail nhỏ cần những yếu tố nào?
Đặc điểm của tiệm nail nhỏ
Yếu tố đầu tiên để khách hàng quyết định có ghé thăm là không gian và cơ sở vật chất. Đặc thù của nghề là cung cấp các dịch vụ chăm sóc và làm đẹp móng cho chị em. Vì vậy, cửa tiệm đẹp nhưng bừa bộn và mất vệ sinh, các nàng sẽ không bao giờ đến lần hai.
Mở tiệm nail nhỏ với nhiều thợ tay nghề cao sẽ có cơ hội làm tăng lượng khách hàng. Đối tượng chủ yếu là phái nữ, ngoài làm đẹp, còn mong muốn được chia sẻ và tư vấn. Chuyên viên có khả năng trao đổi và thấu hiểu cùng với gu thẩm mỹ tốt sẽ làm các nàng yêu thích. Từ đó có mối quan hệ thân thiết để giới thiệu thêm bạn bè tạo nguồn khách hàng tiềm năng.
Các cơ sở ngày nay ngoài làm móng còn đa dạng thêm các dịch vụ khác như gội đầu, massage,… Điều này vừa giúp khách hàng gia tăng trải nghiệm cùng một nơi vừa giúp salon có thêm lợi nhuận.
Có thể cân nhắc sử dụng mặt bằng gần khu dân cư hay có nhiều văn phòng để mở tiệm. Sau khi tranh thủ thời gian làm đẹp, họ vẫn có thể quay lại làm việc bình thường. Tận dụng vị trí cùng chất lượng dịch vụ tốt chắc chắn hoạt động kinh doanh sẽ hiệu quả.
Có nên mở tiệm nail nhỏ không?
Vậy có nên đầu tư tiệm nail nhỏ hay không? Câu trả lời sẽ là có, bởi đây là mô hình đang dẫn đầu xu hướng kinh doanh hiện nay. Đặc biệt giới trẻ rất yêu thích làm đẹp và đang phân vân nghề nào để phát triển tương lai. Thu nhập của chủ tiệm nail cũng nằm trong top thu nhập cao và ổn định. Ngoài ra, nhiều người thích mở tiệm kinh doanh riêng vì:
- Không quá lo lắng đến nguồn tài chính cá nhân bởi chi phí mở tiệm nail nhỏ khá ít.
- Thời gian học nghề ngắn nhưng vẫn đảm bảo tay nghề học viên sau khi tốt nghiệp.
- Dễ dàng kinh doanh kết hợp với nhiều kiến thức làm đẹp đã được học hay đã biết. Chẳng hạn ngoài nail, có thể đa dạng dịch vụ như makeup, nối mi, phun xăm thẩm mỹ hay massage,…
- Không cần lo việc thiếu khách hàng bởi nhu cầu chăm sóc và làm đẹp móng đang ngày càng tăng. Chủ tiệm và nhân viên có tay nghề và biết cách chăm sóc khách hàng chắc chắn kinh doanh sẽ hiệu quả.
- Cuối cùng nhưng quan trọng đó là tỷ lệ người trẻ khởi nghiệp thành công với nghề nail rất cao.
Chi phí đầu tư để mở một tiệm nail nhỏ
Vốn đầu tư là nguồn tài chính của bản thân hoặc khoản tiết kiệm trong quá trình làm thợ nail. Hãy lên kế hoạch thật cẩn thận và chi tiết nếu như chưa biết bắt đầu từ đâu. Điều này giúp nguồn vốn được sử dụng hợp lý và không bỏ sót bất cứ hạng mục nào.
Thuê, mướn mặt bằng
Nên lựa chọn mặt bằng ở những khu dân cư đông đúc hoặc nhiều văn phòng như chung cư, chợ,… Hoặc vị trí ở những con hẻm vừa phải có địa chỉ dễ tìm và dừng xe thuận tiện.
Tránh những nơi mặt đường chính vì có nhiều xe cộ qua lại và giá thuê thường rất cao. Lưu ý chi phí thuê mặt bằng chỉ nên trong khoảng từ 10 đến 14% trên tổng số vốn.
Thiết kế và lắp đặt bảng hiệu
Điểm thu hút ánh nhìn đầu tiên là một bảng hiệu đầy nghệ thuật và thật phong cách. Thiết kế và lắp đặt biển hiệu cũng là một hạng mục nằm trong chi phí mở tiệm nail nhỏ.
Thiết kế nên phù hợp với cách trang trí cửa tiệm và thể hiện đầy đủ thông tin cần thiết. Cụ thể như thương hiệu, logo, số điện thoại, hình ảnh những bộ nail đẹp đã thực hiện,… Tuy quan trọng nhưng số tiền bỏ ra chỉ nên từ 8 đến 12% trên tổng nguồn tài chính.
Cơ sở vật chất
Đầu tư cơ sở vật chất sẽ khác nhau tùy vào quy mô kinh doanh và nguồn tài chính. Đây là những đồ nội thất và trang trí cần thiết của một tiệm nail như bàn, ghế, tủ,… Chi phí để mua sắm cho khoản này sẽ từ 5.000.000 VNĐ đến 12.000.000 VNĐ.
Dụng cụ và hóa mỹ phẩm làm nail
Dụng cụ hỗ trợ bao gồm kềm cắt móng, da, cọ vẽ, kéo, khăn, bông gòn, khay đựng và chậu,… Hóa mỹ phẩm chủ yếu trong tiệm nail là sơn móng, các loại gel và dung dịch tẩy rửa.
Làm nail chuyên nghiệp sẽ bắt buộc đầu tư nhiều màu sắc đẹp để bắt kịp xu hướng. Dù có quy mô nhỏ nhưng vẫn phải đảm bảo có bảng màu sơn cần thiết và đa dạng. Tùy vào thương hiệu và chất lượng, số tiền bỏ ra sẽ từ 15.000.000 VNĐ đến 30.000.000 VNĐ.
Ở thời điểm khởi đầu, có thể cân đối ngân sách vừa phải từ 5.000.000 VNĐ đến 10.000.000 VND. Khi số lượng khách hàng tăng lên và có thêm doanh thu nên đầu tư cho thật đầy đủ.
Lương nhân viên
Thợ làm móng được đào tạo chuyên nghiệp là điều rất cần thiết dù mở tiệm nail nhỏ hay lớn. Dựa vào số lượng khách thực tế để tuyển dần sẽ giúp giảm được chi phí lương nhân viên.
Nên chia thành 2 nhóm: thợ phụ học việc và thợ chính phục vụ khách hàng có tay nghề cao. Tùy vị trí, khoản lương hàng tháng mỗi người sẽ từ 5.000.000 VNĐ đến 10.000.000 VNĐ.
Kinh nghiệm mở tiệm nail nhỏ thành công
Các dịch vụ làm đẹp đang ngày càng thịnh hành trong thời gian gần đây. Vì vậy, nhiều mô hình kinh doanh đã được mở ra, trong có các cửa tiệm nail. Để hoạt động hiệu quả, nên tìm hiểu những kinh nghiệm sau đây:
Đối tượng khách hàng
Đến salon đa số là phái đẹp nhưng vẫn cần xác định khách hàng mục tiêu trước khi kinh doanh. Điều này sẽ giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí trong việc lựa chọn mặt bằng. Hơn nữa còn làm việc xây dựng cơ sở vật chất và trang trí cho cửa tiệm dễ dàng hơn.
Vị trí mặt bằng
Vị trí mặt bằng là yếu tố quyết định đến việc mở tiệm có thành công hay không. Vì vậy, salon nên được đặt ở những nơi dễ thấy và thuận tiện đi lại. Lưu ý quan trọng là có thể mở tiệm nail tại nhà để tiết kiệm được khoản chi phí này.
Lên ý tưởng
Sau khi nghiên cứu thị trường cẩn thận sẽ bắt đầu lên ý tưởng kinh doanh. Có nhiều thông tin tham khảo sẽ giúp dễ dàng định hình được phương thức hoạt động. Từ đó lập kế hoạch mở tiệm nail nhỏ thật chi tiết để sử dụng nguồn tài chính hợp lý. Cuối cùng là quyết định bảng giá sao cho phù hợp với phân khúc khách hàng đã lựa chọn.
Tham khảo ý kiến chuyên gia
Nên tham khảo ý kiến chuyên gia nếu không có thời gian tìm hiểu và có số vốn ổn định. Đây là những người giàu kinh nghiệm sẽ cung cấp thông tin cần thiết và hữu ích rất chi tiết. Từ đó giúp củng cố và hoàn thiện kế hoạch kinh doanh chắc chắn hơn. Hơn nữa, còn được hỗ trợ và sẻ chia những kinh nghiệm trong quản trị để phòng tránh rủi ro.
Những lưu ý cần tránh khi vận hành tiệm nail
Việc vận hành một tiệm nail nhỏ đòi hỏi rất nhiều yếu tố khác nhau. Ngoài tìm hiểu rõ kinh nghiệm khi mở tiệm nail nhỏ thì bạn còn cần tránh một số lưu ý quan trọng dưới đây.
Tránh việc giao hết toàn quyền cho nhân viên vận hành tiệm nail
Hầu hết các chủ tiệm nail mới thường có tâm lý giao hết công việc cho nhân viên làm và họ chỉ có ngồi đếm tiền từ doanh thu. Từ đó, sẽ tạo ra nhiều phát sinh bạn không thể biết trước được.
Cụ thể như các tình huống khi khách hàng phản ánh, tiệm cần bổ sung thêm gì, chất lượng phục vụ… Vì vậy, bạn nên tránh tình huống này cần phải có những khích lệ động viên cùng tham gia với nhân viên hướng tới sự phát triển của tiệm.
Không biết cách giải quyết các tình huống
Để hạn chế các tình huống không mong muốn khi làm cho khách. Điều đầu tiên bạn cần phải đào tạo các kỹ năng mềm chuyên sâu, truyền đạt những kinh nghiệm có được khi mình đang làm nhân viên. Lưu ý cần phải lựa chọn một người có kinh nghiệm lâu năm và có cách quản lý tốt khi mình vắng mặt.
Chưa biết cách quản lý nội bộ
Một khi nội bộ lủng củng, có vấn đề thì mọi công việc sẽ khó có thể hoàn thành. Nghiêm trọng hơn bạn không hiểu rõ và nắm bắt được cách xử lý hoà giải. Cụ thể như thời gian làm việc mỗi người chênh nhau, người làm ít người làm nhiều, số giờ tăng ca không phù hợp… Từ đó, dẫn đến chất lượng công việc không được cao, khiến nhân viên nản lòng không muốn làm nữa.
Tác động từ các yếu tố bên ngoài
Khi bạn gặp phải những tác động từ bên ngoài như áp lực công việc, gia đình, tài chính… Từ đó, sẽ khiến bạn vô cùng nản lòng gặp nhiều rắc rối trong khi vận hành tiệm nail. Vì vậy, bạn cần dành nhiều thời gian cho gia đình, có giải pháp khi mở các tiệm nail, áp dụng phần mềm quản lý vận hành tiết kiệm thời gian và di chuyển đi lại.
Các bước để vận hành một tiệm nail nhỏ
Dù là mở tiệm nail nhỏ nhưng để vận hành tiệm nail hiệu quả cũng là vấn đề không hề dễ dàng. Một số điều dưới đây sẽ giúp bạn có thể vận hành tiệm nail một cách hiệu quả hơn.
Tạo sự khác biệt cho tiệm nail của mình
Khi mà có nhiều tiệm nail hình thành thì quá trình cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trong đó, có nhiều tiệm nail đã phải đóng cửa khi không có khách hàng. Phần lớn do không có sự khác biệt, tạo bước đột phá trong quản lý.
Chính vì thế, bạn cần phải làm mới lại hoàn toàn từ cách bố trí, bày biện trang thiết bị đến khâu chỉnh chi nhân viên, áp dụng công nghệ vào quản lý… Do đó, bạn cũng có thể làm mới tiệm mình, mang lại cho khách hàng một ấn tượng ngay từ ban đầu.
Thắt chặt việc quản lý nhân viên
Nhân viên là người góp phần quan trọng trong việc tạo thành công của tiệm nail. Bởi họ là người trực tiếp làm cho khách hàng. Vì vậy, bạn cần phải chú trọng khâu tuyển dụng và đào tạo.
Một nhân viên không chỉ có tay nghề giỏi mà họ còn phải có thái độ phục vụ tốt, ngoại hình ưa nhìn, giọng nói nhẹ nhàng… Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú trọng vào khâu xử lý tình huống phát sinh khi nhân viên làm cho khách.
Khen thưởng và kỷ luật nhân viên
Để tăng động lực và khuyến khích sự cố gắng nhân viên thì bạn cần phải đánh giá một cách khách quan từng cá nhân. Khen thưởng sẽ giúp họ có thêm nghị lực phấn đấu và cố gắng hơn.
Kỷ luật, nhắc nhở nhằm giúp họ khắc phục được những sai sót dần dần hoàn thiện hơn trong khi làm việc. Từ đó, sẽ nâng cao được tinh thần và chất lượng phục vụ khách hàng nhằm hướng tới một tiệm nail có thương hiệu.
Chú trọng chính sách chăm sóc khách hàng
Trong quá trình vận hành thì khâu chăm sóc khách hàng luôn là quan trọng nhất tạo nên sự thành công của tiệm. Đây chính là yếu tố để bạn chiếm được sự tin tưởng, đánh giá cao từ khách hàng.
Như trước khi bước vào tiệm thì bạn cho nhân viên dắt xe hay mở cửa đón chào khách, trong quá trình làm nail thì bạn trò chuyện vui vẻ, thái độ cởi mở hay sau khi làm xong bạn cảm ơn hẹn gặp lần sau… Từ đó, giúp cho khách hàng có thiện cảm về tiệm nail và có thể quay trở lại trong những lần sau.
Sử dụng phần mềm trong quản lý
Nhằm giúp cho việc vận hành được dễ dàng, không mất thời gian bạn cần sử dụng các phần mềm trong quản lý. Cụ thể như đối với kế toán sẽ có phần mềm misa, phần mềm chấm công bằng dấu vân tay, phần mềm quản lý spa… Dựa vào đó, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được tình hình làm việc của tiệm, đánh giá được sự phát triển qua hàng tháng.
Khi mở tiệm nail nhỏ, bạn đã bước vào lĩnh vực kinh doanh riêng của mình. Do vậy, bạn cần chú ý đến rất nhiều yếu tố để tiệm nail có thể vận hành thuận lợi, suôn sẻ,… giảm tránh được sai sót khi vận hành.
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
- Nên học Nail hay phun xăm để có cơ hội việc làm tốt nhất
- Nên học Nail hay spa? So sánh điểm mạnh và điểm yếu
Bình luận