Cần làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo là một vấn đề rất quan trọng mà nhiều người đã bỏ qua hoặc chọn sai cách để giải quyết. Điều này sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy gây ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển tâm lý ở trẻ. Vậy nên trong giai đoạn nhạy cảm này, con rất cần bố mẹ hiểu rõ, cảm thông và chia sẻ để giúp con vượt qua một cách lành mạnh nhất.
Lý do khiến con cái hỗn láo ở tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì – tuổi nổi loạn được đánh dấu là cột mốc quan trọng trong quá trình trưởng thành của con người. Trong đó đặc điểm dễ thấy, dễ nhận biết nhất là cơ thể sẽ có sự thay đổi lớn (chiều cao, cân nặng, dáng người).
Không những vậy, con trẻ cũng thường xuyên bộc lộ tính ương ngạnh, cái tôi bướng bỉnh vô cùng mạnh mẽ. Con có khuynh hướng muốn vượt qua những khuôn phép, ràng buộc và vô tình dễ gây ra những xích mích, cãi cọ với cha mẹ.
Điều này khiến bố mẹ rất đau đầu và không biết nên làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo. Thực tế thì có nhiều lý do khiến tính cách và cách hành xử của trẻ trở nên táo bạo và khó gần. Trong đó có:
Có những chuyển biến về tâm lý
Sự phát triển mạnh mẽ của hormon trong giai đoạn tuổi dậy thì tạo ra những thay đổi chóng mặt về tâm sinh lý. Những sự thay đổi đó có tác động khá lớn đến tinh thần, dễ dàng làm con trẻ vui vẻ hoặc mau chóng chuyển qua trạng thái buồn bã, bực bội.
Đặc biệt, trẻ sẽ trở nên nhạy cảm, dễ bị cảm xúc chi phối và có nhiều lời nói, hành động theo cảm tính. Đặc biệt chỉ cần những tác động rất nhỏ thôi cũng đủ khiến trẻ bùng nổ và làm ra các hành động tiêu cực.
Áp lực do sự kỳ vọng quá cao từ bố mẹ
Cha mẹ đặt kỳ vọng hay quá chú ý về thành tích, yêu cầu cao về điểm số, ngoại hình,.. vô hình chung gây rất nhiều áp lực lên con cái. Nhất là khi không đáp ứng được những mục tiêu này, con trẻ sẽ cảm thấy thất bại, tự ti và dần mất niềm tin của bản thân mình.
Không những vậy, nhiều phụ huynh có hành động can thiệp rất mạnh mẽ vào định hướng mà không tham khảo ý kiến của con mình. Thậm chí mọi hành động của con cái đều bị kiểm soát, bị bắt buộc tuân theo ý kiến và lời của cha mẹ. Trẻ sẽ cảm thấy không được tôn trọng và có nhiều hành động xốc nổi, cãi vã hoặc to tiếng với cha mẹ, người lớn.
Cần làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo?
Con lớn lên và bước vào giai đoạn phát triển cũng là lúc bố mẹ cần điều chỉnh lại phương án tiếp xúc, đối xử và đồng hành cùng con. Điều này sẽ giúp trẻ hạn chế có những hành động hỗn láo hay nghiêm trọng hơn là dễ mắc các bệnh tâm lý.
Học kỹ năng làm cha mẹ để thấu hiểu con : Luôn giữ thái độ bình tĩnh
Có rất nhiều kỹ năng quan trọng bố mẹ cần nắm bắt khi tiếp xúc cùng con trong tuổi nổi loạn. Trong đó thì yếu tố giữ bình tĩnh-đừng để hành động và lời nói kiểm soát tâm trí của mình là vô cùng quan trọng. Thực tế thì gần như phụ huynh nào cũng hiểu điều này nhưng khá ít người có thể thực hiện tốt một cách hoàn toàn.
Vậy nên trước khi nói chuyện và tiếp xúc với con bạn cần chú ý cảm xúc của mình có thực sự bình tĩnh hay không? Nếu không thì bố mẹ cần thời gian để nghỉ ngơi ( hoặc xã stress) để điều chỉnh lại cảm xúc, bỏ bớt đi các năng lượng tiêu cực rồi mới trò chuyện cùng con.
Tạo thói quen tuân thủ quy định trong gia đình
Có rất nhiều phương án để giải quyết vấn đề làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo. Và một trong số đó phải kể đến phương án tạo thói quen tuân thủ quy định trong gia đình.
Những quy định, quy tắc trong gia đình bao gồm những ranh giới mà kể cả con cái, cha mẹ hay người lớn không được vượt qua. Bố mẹ có thể cân nhắc và đưa ra những chuẩn mực trong cách ứng xử, thái độ, hành động của đôi bên. Và bạn cần phổ biến nó nghiêm túc trong một cuộc họp gia đình có bao gồm đầy đủ những thành viên trong nhà.
Tập lắng nghe để hiểu con trong độ tuổi dậy thì hơn
Lắng nghe là cách trực tiếp nhất để bố mẹ có thể thấu hiểu con trong nhiều khía cạnh mà chúng đang gặp phải vào giai đoạn tuổi dậy thì. Tùy thuộc vào tính cách, giới tính mà trẻ sẽ quyết định chia sẻ nỗi lòng mình với bố hoặc mẹ (cũng có thể là ông bà, anh chị em). Phụ huynh cần khuyến khích và giữ thái độ tích cực nhất khi con trẻ đang nói lên những suy nghĩ của mình.
Luyện tập cho trẻ bình tĩnh tiếp cận tình huống
Đây cũng được xem như là một kỹ năng sống quan trọng mà con cần được trau dồi và luyện tập. Trẻ có thể thông qua nhiều phương thức tìm hiểu, quan sát, liên hệ thông tin để có cái nhìn tổng thể về tình huống, sự việc mà mình đang gặp phải.
Từ đó con sẽ có đủ tự tin, sáng suốt để đưa ra những quyết định thật sự đúng đắn. Điều này giúp trẻ củng cố một tâm lý vững mạnh, con sẽ biết suy nghĩ hơn và phụ huynh cũng đỡ phần nào lo lắng vấn đề làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo.
Tích cực ủng hộ những nguyện vọng tích cực của con
Ý thức tự chủ, tự lập của một đứa trẻ ở độ tuổi vị thành niên rất cao và con luôn muốn tìm cơ hội để thể hiện bản thân. Những lần thể hiện bản thân của con sẽ bao gồm nhiều sự việc theo chiều hướng tốt lẫn xấu.
Vậy nên bố mẹ cần hướng dẫn và chọn lọc ra những nguyện vọng tích cực để ủng hộ con phát triển mạnh mẽ. Và đừng tiết kiệm một lời khen, lời động viên, phần thưởng khi con đạt một thành tích bất kỳ nào dù lớn hay nhỏ.
Cùng đồng hành chia sẻ những thay đổi trên cơ thể của con
Có không ít trường hợp con cái cảm thấy tự ti khi cơ thể dậy thì quá nhanh, phát triển quá sớm, nhất là đối với các bé gái. Người lớn cần chú ý và hướng dẫn con biết bảo vệ bản thân của mình. Không riêng gì bé gái, bé trai cũng cần cẩn thận khi phát hiện người khác có ý đồ, hành động khiếm nhã đối với mình.
Hướng con theo suy nghĩ tích cực mỗi ngày
Bạn sẽ bớt lo lắng vấn đề làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo khi biết cách hướng con đến lối sống và suy nghĩ tích cực mỗi ngày. Tuy nhiên thì việc hướng con theo chiều hướng tích cực không phải là điều dễ dàng. Người lớn cần làm gương- chính xác hơn là bố mẹ nếu có suy nghĩ tích cực thì sẽ truyền được cho con sự lạc quan, yêu đời.
Tư duy tích cực không chỉ hỗ trợ con sẵn sàng vượt qua những khó khăn, thử thách, mà nó còn giúp trẻ có được chỉ số hạnh phúc cao hơn. Từ đó giúp hạn chế phần lớn các bệnh về tâm lý tuổi mới lớn, thành tích và thái độ đối xử với người lớn, người xung quanh cũng được cải thiện hơn nhiều.
Đặt tiêu chuẩn phù hợp cho con phát triển
Đặt những mục tiêu quá cao sẽ gây nên những áp lực vô hình lớn đè lên tinh thần của con. Nhất là khi trẻ không đạt được mục tiêu rất dễ sinh ra cảm xúc tự ti, đánh mất lòng tin của bản thân.
Vậy nên bố mẹ cần hiểu đứa trẻ nào cũng có giới hạn và khả năng riêng biệt của mình. Đừng nên so sánh và đặt quá nhiều áp lực lên con, thay vào đó hãy tạo cho trẻ một môi trường phát triển thật lành mạnh.
Hãy khen ngợi con đúng cách
Khen ngợi là cách tạo động lực và tự tin hơn cho con trong giai đoạn tuổi dậy thì. Trẻ sẽ cảm thấy được người thân, gia đình đồng hành kề bên và hết lòng ủng hộ.
Người lớn không chỉ nên chăm chăm chú ý và chỉ khen kết quả mà con đạt được. Bạn cũng cần đề cao quá trình và những khó khăn mà con đã vượt qua để có thể đạt được thành tích này. Hành động này sẽ giúp trẻ cảm nhận được sự quan tâm, cho thấy bố mẹ luôn theo dõi và để ý những nỗ lực của mình rất nhiều.
Cách giáo dục trẻ ngang bướng ở tuổi dậy thì bằng kỷ luật
Bố mẹ đau đầu và không biết làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo? Tuỳ theo cá tính và tính cách của từng cá thể mà chúng ta sẽ có cách giải quyết khác nhau. Đặc biệt là đối với những đứa trẻ rất ương bướng thì việc thiết lập kỷ luật là một ý kiến không tồi.
Kỷ luật không thể thay đổi
Như đã chia sẻ trên thì phụ huynh có thể lấy một số những quy tắc trong giao tiếp để tạo nên những quy định mà bắt buộc ai cũng phải tuân theo. Đừng quên tham khảo và hỏi ý kiến của con về việc thiết lập kỷ luật này.
Thưởng phạt phân minh
Cần có những mức thưởng khi trẻ hoàn thành tốt những kỷ luật được đặt ra. Và ngược lại phải bị phạt nếu như phạm phải những quy tắc đã được thông báo. Điều này giúp khuyến khích đồng thời cũng là lời răn đe, giúp trẻ biết suy nghĩ trước khi xử sự, hành động.
Không thiên vị
Điều tối kỵ nhất trong khi thiết lập kỷ luật là việc bố mẹ thiên vị một trong hai đứa trẻ bất kỳ. Điều này sẽ tạo nên sự bất mãn của thành viên còn lại đồng thời phá vỡ tính chất đặc thù của kỷ luật. Trẻ sẽ thờ ơ và không còn tôn trọng, không làm theo những kỷ luật, thậm chí có thể gây nên cảm xúc tiêu cực, rạn nứt trong gia đình.
Làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo là một bài học không dễ dàng đối với cha mẹ khi song hành cùng con cái. Điều này có thể ảnh hưởng, tác động đến nhận thức và phát triển sau này của con. Vậy nên bố mẹ cần kiên nhẫn, thấu hiểu và hỗ trợ để cho con sự phát triển lành mạnh nhất.
Bình luận