Khu mấn là gì, trốc mu là gì được nhiều người tìm kiếm câu trả lời. Từ ngữ địa phương tùy vào mỗi vùng miền khác nhau sẽ có cách nói và ý nghĩa khác nhau. Cụm từ này là một trong những từ có ý nghĩa sâu xa mà không phải ai cũng biết.
Khu mấn là gì? Ví dụ
Về nghĩa đen, khu mấn chỉ phần mông, phần váy của người phụ nữ bị bẩn, bị dơ đen. Cụm từ này xuất hiện ở các tỉnh miền Trung vào những năm 60, 70 của thế kỷ XX, khi đất nước còn chiến tranh. Những người phụ nữ thường lao động vất vả và phải ngồi bệt xuống đất. Chính vì vậy, khi sử dụng cụm từ này về nghĩa đen, sẽ nói về hình ảnh váy, mông của chị em bị bẩn gây hình tượng xấu.
Về nghĩa bóng, cụm từ này ám chỉ những người mà họ không thích, có thể về lời nói hay việc làm. Khi gặp một sự việc không tốt về một người, sự việc nào đó, người Nghệ An cũng thường hay sử dụng khu mấn trong giao tiếp hàng ngày. Tuy nhiên, khu mấn không mang ý nghĩa bậy, không đứng đắn, nghĩa sâu xa vẫn trong sáng và dễ hiểu.
Khu mấn là từ địa phương, được sử dụng phổ biến ở Nghệ An. Mặc dùng được nhiều người dân bản địa sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, đối với khách du lịch hoặc người dân ở vùng miền khác thì chắc chắn không hiểu ý nghĩa của cụm từ này.
Ví dụ: – Lan: Ê mi. Thấy cái áo của Hồng đẹp không?
- Liễu: Đẹp như cái khu mấn á hả? (Ám chỉ cái áo không đẹp).
- Toàn: Nghe cái Nam nói nhà mi ở mặt tiền phố, giàu lắm hả Tài?
- Tài: Có cái mốc khu nì.
Qua ví dụ trên có thể thấy rõ ý nghĩa của từ khu mấn của người dân địa phương Nghệ An. Ở đây, từ khu mấn có thể mang ý nghĩa là không đẹp hoặc không có như thế. Do đó, nó không hẳn là cụm từ mang ý nghĩa sâu xa là điều gì đó xấu, có hại.
Trốc mu là gì? Ví dụ
Về nghĩa đen, trốc ở đây ám chỉ cái đầu, còn mu là người Nghệ An hay gọi là con trâu. Có thể hiểu, trốc mu là từ diễn tả đầu trâu, một con vật quen thuộc với người nông dân ở các vùng nông thôn.
Về nghĩa bóng, khi người dân sử dụng cụm từ này có nghĩa là diễn tả về mức độ cứng đầu, bướng bỉnh và độ lì lợm của một người nào đó. Thông thường, cụm từ này được sử dụng như kiểu trêu đùa nhau hàng ngày, không có ý nghĩa tiêu cực.
Đây cũng là cụm từ địa phương được sử dụng phổ biến ở các tỉnh miền Trung. Cụm từ này có thể sẽ rất lạ tai đối với những người miền Nam. Tuy nhiên, về mặt ý nghĩa nó không khó để hiểu.
Ví dụ: “Cái thằng trốc mu ni”, “Sao mi trốc mu quá ni”,…
Qua ví dụ trên, có thể hiểu nghĩa của từ trốc mu khá đơn giản. Tuy nhiên đối với những bạn vùng miền khác khi mới lần đầu nghe khó có thể hiểu liền cụm từ này. Nhìn chung, nó ám chỉ những người cứng đầu, nói không chịu nghe, lì lợm.
Các từ ngữ địa phương liên quan đến khu mấn, trốc mu được sử dụng nhiều
Từ ngữ địa phương luôn là những từ ngữ độc đáo, mang nhiều ý nghĩa ẩn dụ khác nhau. Khi kết hợp với giọng vùng miền thì rất khó để hiểu hết được ý nghĩa của câu nói đó nghĩa là gì. Dưới đây là một số từ ngữ địa phương miền Trung liên quan đến khu mấn, trốc mu.
- Mi: nghĩa là cậu, mày;
- Tau: nghĩa là tao, tớ;
- Hẫn: nghĩa là hắn;
- Lũ bây, bọn bây: nghĩa là bọn mày;
- Ngần: nghĩa là ngốc;
- Cái đọt: là cái bát, cái chén;
- Chưởi: tức có nghĩa là chửi, la mắng;
- Đàng: nghĩa là đường;
- Cấy: tức là cái;
- Choa: nghĩa là chúng tôi;
- Nác: nghĩa là nước;
- Mần: tức là làm việc, làm gì đó;
- Cái vung: là cái nắp nồi, nắp xoong;
- Tru: là con trâu;
- Hun: là hôn;
- Bổ: là ngã;
- …
Ví dụ: – “Hôm qua mi có chuyện chi buồn rứa?”
- “Không có chi mô. Chỉ là tau bị điểm thấp”.
- “Lâu lắm không có gặp mi”.
- “Khi nào mi rảnh đi răng mô”.
- “Con ở nhà ni chơi. Bác đi mần ngoài ruộng”.
- “Hôm ni được nghỉ học ri. Có đi đâu chơi mô tụi bây?”.
Khu mấn là gì, trốc mu là gì đã được hocvienseoulspa.com giải đáp chi tiết và dễ hiểu nhất cho những ai đang tìm hiểu về cụm từ này. Từ ngữ địa phương rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, chỉ cần dành ít thời gian để tìm hiểu là biết được ý nghĩa sâu xa của các cụm từ này.
>>> Xem thêm:
- GPA là gì? Những thông tin liên quan đến GPA
- Workshop là gì? Có những hình thức workshop nào?
Bình luận