Học tiêm filler cần bằng cấp gì? Tầm quan trọng của nó


Học tiêm filler cần bằng cấp gì? Để hành nghề tiêm filler cần chứng chỉ gì? Tầm quan trọng của những bằng cấp này trong sự nghiệp làm đẹp ra sao? Những vấn đề này được nhiều bạn muốn theo đuổi nghề, học nghề quan tâm. Bài viết sau đây sẽ giải đáp những thắc mắc này, giúp mọi người hiểu và có chuẩn bị tốt hơn.

Học tiêm filler cần bằng cấp gì?

Học tiêm filler tuy không cần phải có trình độ văn hóa cao nhưng vẫn đòi hỏi một số bằng cấp nhất định. Cụ thể gồm:

  • Bằng tốt nghiệp cấp 3 hay còn gọi là bằng tốt nghiệp Trung học Phổ thông (THPT).
  • Chứng chỉ liên quan đến lĩnh vực Y – Dược, ví dụ như bằng bác sĩ đa khoa, bác sĩ da liễu thẩm mỹ,…
  • Sau khi học xong sẽ cần thêm chứng chỉ hành nghề Y nếu muốn theo đuổi nghề dài lâu.

Đây là đáp án cho vấn đề học tiêm filler cần bằng cấp gì. Ngoài những điều kiện về bằng cấp này, để theo học cũng phải có đam mê và sự kiên trì. Mọi người trước khi theo đuổi nên có định hướng nghề nghiệp rõ ràng để phát triển dài lâu. Bởi quá trình học tập và rèn luyện để hành nghề khá mất thời gian và nhiều thử thách.

Học tiêm filler cần bằng cấp gì?
Học tiêm filler cần bằng cấp gì?

Những chứng chỉ cần có khi làm nghề tiêm filler

Để có thể hành nghề tiêm filler, cần phải có các loại bằng cấp để chứng nhận đảm bảo năng lực. Chúng là “tấm vé” đảm bảo bạn có đủ kiến thức và kỹ thuật làm đẹp cho khách hàng. Cụ thể sẽ cần 2 loại chứng chỉ sau:

Chứng chỉ hành nghề tiêm filler

Sau khi có đầy đủ kiến thức và thực hành, mọi người sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề tiêm filler. Đây là chứng chỉ vô cùng quan trọng với người trực tiếp thực hiện dịch vụ cho khách hàng.

Chứng nhận này là điều kiện cần và đủ để hoạt động theo đúng quy định pháp luật. Điều này chứng minh mọi người đảm bảo được an toàn sức khỏe con người và làm việc dưới sự bảo vệ của Nhà nước.

Buộc phải có chứng chỉ hành nghề tiêm filler để thực hiện dịch vụ làm đẹp này
Buộc phải có chứng chỉ hành nghề tiêm filler để thực hiện dịch vụ làm đẹp này

Chứng chỉ hành nghề spa

Chứng chỉ hành nghề spa cũng quan trọng không kém chứng chỉ hành nghề tiêm filler. Đây là chứng nhận cần thiết và bắt buộc của cơ sở hoạt động và kinh doanh các dịch vụ thẩm mỹ.

Theo Điều 37 Nghị định 109/2016/NĐ-CP tất cả các nơi cung cấp dịch vụ làm đẹp đều phải có chứng nhận này. Người sở hữu, đại diện pháp luật của doanh nghiệp hoặc người thực hiện dịch vụ cần phải tham gia một khóa học chuyên nghiệp. Như thế có đầy đủ kiến thức và kỹ thuật chuyên môn để hoạt động trong lĩnh vực thẩm mỹ.

Lưu ý chứng nhận phải được cấp bởi những cơ sở đào tạo dạy nghề hợp pháp. “Giấy thông hành” này sẽ chứng minh spa làm việc theo đúng quy định Nhà nước. Hiện nay, nước ta đang chấp nhận và sử dụng 3 loại chứng chỉ hành nghề spa:

  • Do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp

Đây là chứng chỉ hành nghề spa hợp lệ theo quy định Nhà nước ta ban hành. Chứng nhận được chấp thuận kể cả khi muốn mở cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực làm đẹp.

  • Do trung tâm dạy nghề cấp

Chứng nhận do nơi đào tạo cấp cho học viên sau khi đã hoàn thành khóa học. Mọi người cũng có thể nhờ vào tấm bằng này để mở cơ sở kinh doanh theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cần phải chắc chắn rằng bằng do cơ sở uy tín cấp và có giá trị.

  • Chứng chỉ quốc tế

Chứng chỉ có liên kết với nước ngoài, được cấp bởi các tổ chức, hội đồng thẩm định quốc tế về lĩnh vực làm đẹp. Một số chứng chỉ quốc tế uy tín hiện nay gồm có ITEC, CIDESCO, CIBTAC,…

Chứng chỉ hành nghề spa là yêu cầu bắt buộc để mở cơ sở kinh doanh làm đẹp
Chứng chỉ hành nghề spa là yêu cầu bắt buộc để mở cơ sở kinh doanh làm đẹp

Nếu hoạt động không có chứng chỉ hành nghề tiêm filler sẽ như thế nào?

Chúng ta đã giải đáp vấn đề học tiêm filler cần bằng cấp gì, và chứng chỉ cần có để hành nghề. Hãy tìm hiểu thêm về tầm quan trọng của chứng chỉ hành nghề. Trong trường hợp hoạt động mà thiếu chứng chỉ sẽ xảy ra những vấn đề như sau:

Đối với cơ sở spa, thẩm mỹ viện, bệnh viện

Theo quy định, nếu không có chứng chỉ hành nghề cơ sở sẽ không được hoạt động. Cụ thể, dịch vụ tiêm filler chỉ được thực hiện tại bệnh viện, phòng khám, cơ sở chuyên khoa thẩm mỹ.

Trường hợp không có giấy phép mà vẫn tự ý thực hiện sẽ bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế. Theo quy định tại điểm a, khoản 6 Điều 29 Nghị định 176/2013/NĐ-CP, số tiền phạt sẽ từ 50 đến 70 triệu đồng.

Cạnh đó, cơ sở còn có thể bị đình chỉ hoạt động khoảng từ 6 đến 12 tháng. Nếu nơi này còn thu phí dịch vụ cao hơn giá niêm yết sẽ bị buộc hoàn trả số tiền chênh lệch cho khách hàng. Trong trường hợp không thể hoàn trả được cho đúng đối tượng, toàn bộ số tiền sẽ được nộp vào ngân sách Nhà nước.\

Cơ sở kinh doanh trái phép sẽ bị xử lý hành chính và đình chỉ hoạt động
Cơ sở kinh doanh trái phép sẽ bị xử lý hành chính và đình chỉ hoạt động

Đối với người trực tiếp thực hiện tiêm filler

Người hành nghề tiêm filler trái phép, không có bằng cấp cũng sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật. Đây là vấn đề cần quan tâm bên cạnh việc học tiêm filler cần bằng cấp gì. Cụ thể sẽ có thể xử phạt hành chính hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

  • Xử phạt hành chính

Theo quy định tại khoản 5 Điều 28 Nghị định 176/2013/NĐ-CP sẽ bị phạt từ 30 triệu đến 40 triệu đồng.

  • Xử phạt hình sự

Trong trường hợp gây ra hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe con người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.  Cạnh đó còn xử phạt dựa theo quy định tại Điều 315 Bộ luật Hình sự đã sửa đổi, bổ sung tại Điều 117 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017. Đó là những người làm sai còn bị phạt tiền thêm từ 10 triệu đến 50 triệu đồng.

Ngoài ra, dựa trên tỷ lệ thương tật sau khi giám định của bệnh nhân còn có thể bị phạt tù từ 1 – 5 năm. Đồng thời sau khi mãn hạn tù, từ 1 – 5 năm sau đó còn bị cấm đảm nhiều chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Hơn nữa, dù đã bị kỷ luật, xử phạt hành chính hay kết án về tội này vẫn sẽ tính là tiền án.

Các sẽ xử phạt hình sự khi:

  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100 cho đến dưới 500 triệu đồng.
  • Làm chết người hoặc gây tổn hại sức khỏe, cơ thể mà tỷ lệ thương tật 61% trở lên.
  • Gây tổn hại cho sức khỏe cho 2 người trở lên, tổng tỷ lệ thương tật từ 61% – 121%.
Người trực tiếp thực hiện dịch vụ tiêm filler trái phép có thể bị xử phạt hình sự
Người trực tiếp thực hiện dịch vụ tiêm filler trái phép có thể bị xử phạt hình sự

Làm thế nào để được cấp chứng chỉ hành nghề tiêm filler đúng chuẩn?

Vậy, học tiêm filler cần bằng cấp gì và làm thế nào để được cấp chứng chỉ ngành nghề đúng chuẩn? Cụ thể gồm những yêu cầu và tiêu chí đánh giá như sau:

Yêu cầu

Những yêu cầu cần có để được cấp chứng chỉ hành nghề tiêm filler từ cơ quan có thẩm quyền như sau:

  • Có đầy đủ bằng cấp để học nghề tiêm filler như bằng cấp 3, bằng trong lĩnh vực Y – Dược,…
  • Tham gia khóa học tiêm filler chuyên nghiệp, bài bản để sở hữu đầy đủ kiến thức và kỹ năng.
  • Cơ sở học chất lượng, phải có chuyên môn thẩm mỹ cao và hoạt động dưới sự cấp phép của Nhà nước.
  • Thực tập hoặc học việc tại các trung tâm thẩm mỹ lớn được Bộ Y Tế cấp phép.
  • Thái độ học tập nghiêm túc và kiên trì trong học tập bởi quá trình học mất nhiều thời gian. Kiến thức chuyên sâu về y tế nên đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực rèn luyện không ngừng.

Trên thực tế có rất nhiều cơ sở y tế đào tạo tiêm filler không được cấp phép theo quy định Nhà nước. Bởi thể mọi người cần chọn cơ sở uy tín để tham gia học tập nhằm có chứng chỉ giá trị. Sở hữu chứng nhận được pháp luật công nhận mới có thể dễ dàng xin làm việc hay tự mở spa kinh doanh.

Cần tham gia khóa đào tạo tiêm filler chuyên nghiệp ở những cơ sở uy tín
Cần tham gia khóa đào tạo tiêm filler chuyên nghiệp ở những cơ sở uy tín

Tiêu chí đánh giá

Có những tiêu chí đánh giá riêng biệt để được cấp chứng chỉ tiêm filler giá trị. Cụ thể sẽ dựa theo điểm b Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 (quy định về điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề y sĩ, bác sĩ thẩm mỹ). Cụ thể như sau:

  • Có bằng tốt nghiệp cấp 3 (bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông).
  • Có văn bằng chuyên môn liên quan đến lĩnh vực y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam.

Việc được cấp chứng chỉ sẽ dựa theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định 155/2018/NĐ-CP bổ sung Điều 23a Nghị định 109/2016/NĐ-CP. Để lấy được bằng tốt nghiệp Đại học chuyên ngành cần hoàn thành những điều sau:

  • Trải qua kỳ thi tuyển sinh Đại học chuyên ngành bác sĩ thẩm mỹ hoặc bác sĩ da liễu. Hệ đào tạo chương trình có thời lượng 4 năm, bao gồm lý thuyết và cả thực hành. Cần hoàn thành tất cả, vượt qua các bài kiểm tra, kỳ thi đánh giá chuyên môn, năng lực, tay nghề.
  • Thực tập tại các bệnh viện, cơ sở hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ. Cụ thể đối với y sĩ sẽ là 12 tháng thực hành tại bệnh viện. Với bác sĩ là 18 tháng thực hành tại bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh.
  • Sau thời gian thực tập cần có xác nhận của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Văn bản sẽ thể hiện quá trình thực tập, thời gian, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp,…

Hoàn thành tất cả những điều trên mọi người sẽ có bằng Đại học và chứng chỉ hành nghề. Chứng nhận này sẽ giúp thực hiện hoạt động khám, chữa bệnh về lĩnh vực làm đẹp, tiêm filler,…

Để được cấp chứng chỉ hành nghề tiêm filler sẽ có các tiêu chí đánh giá riêng
Để được cấp chứng chỉ hành nghề tiêm filler sẽ có các tiêu chí đánh giá riêng

Những điều cần lưu ý khi hành nghề tiêm filler

Bên cạnh việc hiểu rõ học tiêm filler cần bằng cấp gì, lưu ý một số vấn đề dưới đây có thể giúp cho quá trình theo nghề tiêm filler suôn sẻ hơn.

Đối tượng phù hợp lấy chứng chỉ hành nghề tiêm filler

Sau đây là đối tượng phù hợp để học và nhận chứng chỉ hành nghề tiêm filler:

  • Người có niềm đam mê và định hướng theo học ngành thẩm mỹ, tiêm filler.
  • Đối tượng mong muốn trở thành bác sĩ làm việc trong các bệnh viện thẩm mỹ, cơ sở làm đẹp.
  • Sinh viên y khoa vừa tốt nghiệp Đại học và bắt đầu tham gia vào ngành làm đẹp.
  • Kỹ thuật viên đang làm việc tại spa, thẩm mỹ viện cần nâng cao trình độ về phương pháp tiêm filler.
  • Những người đang nung nấu ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh dịch vụ tiêm filler, thẩm mỹ.

Một số khó khăn khi học và làm nghề tiêm filler

Có rất nhiều khó khăn phải đối mặt khi bắt đầu hành trình học nghề tiêm filler, dưới đây là những ví dụ điển hình:

  • Nắm vững kiến thức y khoa

Tiêm filler là quy trình thẩm mỹ nội khoa đưa chất từ bên ngoài vào trong da để che lấp đi khuyết điểm và nâng tầm diện mạo. Do đó, kỹ thuật viên phải là người có kiến thức chuyên môn cao về y khoa. Chính vì thế phải mất nhiều thời gian để học tập và rèn luyện. Chỉ khi hiểu rõ bản chất của bộ phận và cấu tạo của cơ thể mới thực hiện liệu trình tiêm filler an toàn.

  • Không dành cho người bị run tay

Nếu mắc phải chứng run tay do bẩm sinh hay bệnh lý đều không nên hành nghề tiêm filler. Vì đặc tính của công việc yêu cầu sự tỉ mỉ và chính xác tuyệt đối, nếu sai sót có thể gây ảnh hưởng đến sắc đẹp và sức khỏe của khách hàng.

  • Không phù hợp với người sợ máu

Người sợ máu cũng nằm trong danh sách đối tượng không phù hợp để học và làm nghề tiêm filler. Bởi khi nhìn thấy máu có thể gây ảnh hưởng về mặt tâm lý, điều này dẫn đến xảy ra sai lầm trong quá trình thực hiện kỹ thuật.

Người sợ máu không nên học tiêm filler
Người sợ máu không nên học tiêm filler

Bài viết trên đã giải đáp cho mọi người vấn đề học tiêm filler cần bằng cấp gì. Vì liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người nên để học nghề và hành nghề phải có một số chứng chỉ nhất định. Mọi người cần phải có những chứng nhận này để theo đuổi ngành nghề.

Học Viện Seoul Spa chúc các bạn thành công trên con đường sự nghiệp và đam mê bản thân!

Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận