Ngày nay, học bổ túc là chương trình học quá đỗi quen thuộc đối với tất cả mọi người. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều người hiểu rõ bản chất và những môn học cần thiết khi đăng ký chương trình bổ túc thay vì học THPT. Tìm hiểu bài viết bên dưới để được chúng tôi giải đáp rõ hơn về vấn đề học bổ túc là gì.
Học bổ túc là gì?
Học bổ túc gồm những môn học như thế nào?
Theo một số nguồn tin, học bổ túc thông thường chỉ tập trung vào 7 môn chính thức, bao gồm: Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Sử – Địa. Đối với nhiều trung tâm giáo dục thường xuyên khác, các bạn sẽ có cơ hội tiếp cận với hai môn bổ sung là Giáo dục công dân và tiếng Anh.
Cụ thể, việc học bổ túc là để miễn những môn phụ, giúp các bạn học sinh giảm áp lực thay vì phải học chương trình chính quy. Bên cạnh đó, thời lượng học bổ túc cũng không quá dày đặc, mỗi tuần trung bình học sinh chỉ đến lớp từ 18 – 20 tiết học, hay 5 buổi/tuần. Từ đó, các bạn sẽ có thể dành nhiều thời gian để ôn luyện, phụ giúp gia đình và nghỉ ngơi sau những buổi học căng thẳng.
Ai là người nên đi học bổ túc?
Như đã đề cập trong khái niệm học bổ túc là gì, chương trình học bổ túc dành cho những bạn học sinh có thể thi hoặc không thi tuyển chọn vào bậc THPT. Nếu các bạn thi tuyển với điểm số quá thấp, không đủ điều kiện để vào những ngôi trường công lập thì bổ túc là sự lựa chọn vô cùng phù hợp.
Thêm vào đó, học bổ túc không chỉ sinh ra để dành cho học sinh, mà những người đã có công việc làm nhưng chưa hoàn thành bậc THPT vẫn có thể đăng ký. Trong trường hợp các bạn đã dang dở việc học cập 3 trước đây, và hiện tại mong muốn theo đuổi con đường học tập có thể đăng ký trung tâm đào tạo bổ túc. Chương trình có thể linh động thời gian vừa học vừa làm thuận tiện.
Khác biệt giữa học bổ túc và học chính quy
Nhiều người băn khoăn về điểm khác biệt giữa học chính quy và học bổ túc là gì. Các bạn có thể phân biệt hai chương trình giảng dạy này qua thông tin sau:
Đối tượng đăng ký học
Chương trình học chính quy: Các bạn học sinh sẽ phải ôn luyện để vượt qua nhiều kỳ thi chuyển cấp gắt gao, được tổ chức theo quy định của nhà trường. Vì vậy, tất cả học sinh đều phải nỗ lực để học tập, trau dồi, thậm chí dành nhiều thời gian ở trên trường và cả lớp học thêm. Điều này mang lại rất nhiều áp lực và căng thẳng.
Chương trình học bổ túc: Học sinh có thể sẽ thi hoặc không cần thi tuyển THPT vẫn có thể lựa chọn học bổ túc. Ngoài ra, nhiều người đi làm vẫn chưa học hết cấp 3 nhưng có nhu cầu tiếp tục với các bậc học cao hơn sẽ đăng ký chương trình bổ tục tại trung tâm giáo dục thường xuyên.
Chương trình giảng dạy
Chương trình học chính quy: Toàn bộ quá trình học sẽ được giảng dạy bằng tài liệu theo quy định của Bộ Giáo dục. Bao gồm đầy đủ các môn học chính và phụ, theo thời gian được thiết lập cố định.
Chương trình học bổ túc: Tài liệu giảng dạy của chương trình bổ túc cũng phải tuân thủ theo Bộ Giáo dục, nhưng được miễn nhiều môn phụ khác. Góp phần giúp cho thời gian học linh hoạt và giảm thiểu áp lực hơn so với học tại các trường THPT.
Quyền lợi sau khi hoàn thành
Hiện nay, Bộ Giáo dục đã gộp chung cả chương trình học chính quy và bổ túc. Dù bạn theo chương trình nào cũng đều sẽ tham gia vào kỳ thi tốt nghiệp để xét tuyển vào những trường Cao đẳng hoặc Đại học. Mặc khác, nếu tham gia học bổ túc các bạn sẽ được miễn thi bộ môn tiếng Anh, từ đó nâng cao xác suất đỗ vào ngôi trường mong muốn.
Học phí
Chương trình học bổ túc có học phí thấp hơn so với với học chính quy, và đặc biệt là các bạn không cần phải đóng phát sinh nhiều khoản khác. Thông thường, các bạn chỉ cần đóng khoảng 120.000đ/tháng đối với học bổ túc. Ngược lại học phí của trường THPT rất khó xác định vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khu vực, uy tín, thành tựu,…
Chế độ ưu tiên
Nhiều người lựa chọn học bổ túc thay vì THPT, bởi họ sẽ được cộng tối đa 4 điểm dựa trên tổng điểm của kỳ thi tốt nghiệp. Tương ứng với các bạn sở hữu chứng chỉ Anh văn A, Tin học A sẽ được bổ sung 1 điểm, và chứng chỉ nghề loại giỏi sẽ được bổ sung 2 điểm.
Cách đăng ký học bổ túc
Sau khi đã hiểu rõ về chương trình học bổ túc là gì. Các bạn có thể di chuyển trực tiếp đến trường hoặc trung tâm có đào tạo bổ túc. Sau đó, tham khảo thông tin và hoàn thành hồ sơ nhập học dựa theo quy định của nhà trường. Khi đã hoàn tất việc đăng ký, các bạn chỉ cần chờ thông báo do nhà trường gửi và chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo đúng thời gian được niêm yết.
Học bổ túc cấp 2, cấp 3 trong bao lâu?
Thông thường, thời gian hoàn thành chương trình học bổ túc cho cấp 2, cấp 3 sẽ kéo dài trong vòng 2 năm, thay vì 3 năm như hệ đào tạo chính quy. Thêm vào đó, quá trình học bổ túc có thể giúp các bạn sắp xếp thời gian một cách linh hoạt, không gây cản trở đến những công việc trong cuộc sống.
Những lưu ý khi học bổ túc mà bạn cần biết
Những lưu ý khi học bổ túc là gì? Đây là vấn đề quan trọng mà bất cứ bạn nào cũng cần phải biết. Dưới đây là những lưu ý mà học sinh cần phải quan tâm:
- Lựa chọn trường phù hợp: Các bạn cần phải dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thông tin về các trường hoặc trung tâm đào tạo. Để từ đó đưa ra lựa chọn thích hợp cho bản thân.
- Thiết lập mục tiêu: Dù học chương trình nào, mục tiêu học tập vẫn luôn là yếu tố quan trọng giúp các bạn gặt hái thành công. Hãy thiết lập kế hoạch dài hạn về kiến thức chuyên môn, mục tiêu công việc,… và tuân thủ tuyệt đối.
- Học tập đều đặn: Chương trình học bổ túc không áp lực nhiều như học chính quy, nhưng các bạn vẫn nên dành ít thời gian mỗi ngày để học tập, trau dồi và chăm chỉ giải bài tập để củng cố kiến thức.
- Tìm chính xác tài liệu: Vì chỉ cần tập trung vào những môn chính, nên các bạn có thể thiết lập một chiến lược học tập với những tài liệu phù hợp cho từng môn. Qua đó có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi với bậc học cao hơn.
Giá trị của bằng học bổ túc
Nhiều bậc phụ huynh lo lắng về giá trị của bằng học bổ túc so với bằng của chương trình chính quy. Tuy nhiên, việc Bộ Giáo dục đã gộp chung cả hai chương trình trong kỳ thi tốt nghiệp, giúp cho giá trị của hai tấm bằng không có quá nhiều khác biệt. Vì thế, phụ huynh hoàn toàn có thể yên tâm khi cho con em theo học.
Với những thông tin trên, chúng tôi đã giúp các bạn giải đáp vấn đề học bổ túc là gì một cách chi tiết. Đồng thời, cung cấp thông tin về môn học và cả sự khác biệt với hệ đào tạo chính quy. Hy vọng các bạn học sinh sẽ có được góc nhìn tổng quan và lựa chọn một ngôi trường phù hợp giúp bản thân phát triển sự nghiệp.
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
- Học đại học từ xa mất bao lâu? Có nên học từ xa không
Bình luận