Hậu quả của việc chọn sai nghề ảnh hưởng lớn đến tương lai sau này của bạn. Do vậy, khi định hướng lựa chọn, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng những yếu tố về học lực, sở trường, tính cách,… Những chia sẻ dưới đây sẽ cho bạn góc nhìn trực quan hơn về vấn đề này.
Những hậu quả của việc lựa chọn sai nghề mà bạn nên biết
Nghề nghiệp sẽ theo suốt ta cả cuộc đời do vậy thật đáng tiếc nếu bạn lựa chọn sai nghề. Bởi những hậu quả của vấn đề này vô cùng lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của bạn. Nếu bạn vẫn chưa tưởng tượng được những hậu quả của việc này thì có thể tham khảo như sau:
Gây ra lãng phí công sức, thời gian và tiền bạc
Một trong những hậu quả của việc chọn sai nghề đầu tiên phải nói đến đó là lãng phí công sức, thời gian. Khi bạn định hướng sai nghề thì điều đầu tiên là bạn sẽ tiêu tốn thời gian, công sức vào điều không có ích cho bản thân. Bên cạnh đó, bạn cũng mất khá nhiều tiền vào một ngành nghề không phù hợp với bản thân. Từ đó dẫn tới việc bạn có thể sẽ phải bỏ nghề và học lại từ đầu.
Mặt khác, việc lựa chọn sai nghề còn gây lãng phí công sức thời gian của những người khác. Đơn giản nhất, những giảng viên ở trường đào tạo họ cũng đã bỏ ra không ít thời gian công sức để truyền đạt kiến thức những người không định hướng đúng ngành nghề. Ngoài ra, bạn còn lãng phí tiền bạc của gia đình vào điều vô nghĩa.
Gây lãng phí nguồn chất xám
Lựa chọn sai nghề nghiệp sẽ khiến bạn bỏ chất xám của bản thân một cách vô ích. Bạn lãng phí sự sáng tạo, ý tưởng vào việc học hay làm những công việc không phù hợp với định hướng của bản thân trước đó. Bên cạnh đó, những giáo viên giảng dạy ở giảng đường truyền đạt kiến thức cho một người sau này không làm nghề đó. Điều này là một sự lãng phí rất lớn về chất xám, nhân lực.
Làm trái ngành dễ bị thất nghiệp
Hậu quả của việc chọn sai nghề nghiêm trọng nhất phải kể đến đó là dễ bị thất nghiệp. Khi lựa chọn nghề bạn sẽ không có tâm trí, hứng thú với việc học nghề đó, dẫn tới bạn không có tâm lý muốn theo đuổi công việc này. Hơn hết, bạn luôn luôn mang trong mình cảm giác nhàm chán, tẻ nhạt và công việc đó không thỏa mãn được niềm đam mê của bạn.
Như vậy, bạn sẽ làm một công việc không đúng với mong muốn, đam mê của bản thân nhưng bắt buộc phải làm để trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, có những người họ học sai ngành, không có hứng thú, dẫn tới việc không tiếp thu hết được các kiến thức truyền đạt. Điều này ảnh hưởng đến năng lực sau khi tốt nghiệp và thường khó xin được việc làm.
Gây ra tâm lý chán nản với công việc hiện tại
Việc học và làm công việc không phù hợp do định hướng sai nghề sẽ gây ra tâm lý chán nản cho bạn. Hơn hết, việc bạn không có niềm hứng thú, đam mê, yêu thích với công việc thì bạn sẽ không thể đủ năng lượng, động lực để làm việc. Bên cạnh đó, việc lựa chọn sai nghề cũng khiến bạn không hiểu được những giá trị tốt đẹp của lao động trong nghề và sinh ra cảm giác chán nản, muốn bỏ việc.
Nguyên nhân chọn sai nghề
Hiện nay, vấn đề nghề nghiệp trở thành chủ đề hot được nhiều bạn trẻ quan tâm. Đặc biệt là hiện tượng chọn sai nghề ảnh hưởng đến tương lai. Dưới đây là một số nguyên nhân chín dẫn đến tình trạng chọn sai nghề như hiện nay.
Không hiểu về khả năng của chính mình
Khi nhiều bạn trẻ hiện nay họ không dành gian để tìm hiểu về sở thích mình muốn gì, năng lực vốn có… Đặc biệt, các bạn còn không biết mình muốn gì, thị trường lao động ra sao. Từ đó, dẫn đến các bạn sẽ mất phương hướng lựa chọn ngành học sai không thể phát triển được bản thân. Hơn nữa, khi ra nghề bạn sẽ gặp khó khăn hơn khi đi xin việc.
Ngoài ra, trong quá trình lựa chọn ngành học thì bạn nên tham khảo ý kiến của gia đình, người thân và bạn bè. Bởi những người này họ đã từng trải, có nhiều kiến thức trong công việc lẫn đời sống. Thông qua những lời tư vấn này bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn và định hướng cho mình một ngành nghề phù hợp.
Thái độ tư tưởng sai lệch khi lựa chọn chuyên ngành
Thường đối với các bạn trẻ có cách suy nghĩ sai lệch về các ngành nghề. Bởi họ chưa từng trải, thiếu hiểu biết. luôn suy nghĩ phiến diện… Từ đó, dẫn đến việc các bạn sẽ luôn lựa chọn những ngành nghề có tiếng tăm mà quên đi thị trường việc làm cần ngành gì.
Thiếu kiến thức về chuyên ngành
Khi lựa chọn ngành nghề đa số nhiều bạn không có kiến thức về chuyên ngành mình sẽ học và nhu cầu thị trường tuyển dụng. Điều này dẫn đến việc bạn sẽ có cái nhìn sai lệch về lĩnh vực đó. Bạn cần phải tìm hiểu rõ nhu cầu nguồn nhân lực, sự biến động của ngành nghề trong thời gian tới. Đặc biệt, tương lai và triển vọng của nghề này trong khoảng từ 5 cho đến 10 năm.
Hơn nữa, hiện nay có rất nhiều cơ sở đào tạo ngành nghề khác nhau với nội dung học phong phú. Vì thế bạn có thể lựa chọn địa chỉ học uy tín, có tiếng nhằm đáp ứng kiến thức đầu ra và các kỹ năng mềm cần thiết.những cơ sở đào tạo có kết hợp kiến thức lẫn thực tiễn cuộc sống sẽ là một lựa chọn hay để bạn có thể dễ dàng đi xin việc sau khi tốt nghiệp.
Chọn nghề không phù hợp với tính cách
Mỗi một bạn sẽ có tính cách khác nhau, vì thế khi lựa chọn ngành nghề sẽ có sự khác nhau. Trường hợp đối với những bạn lựa chọn ngành nghề trái ngược với tính cách thì lúc này họ sẽ không cảm thấy thích thú và gắn bó lâu dài.
- Đối với người thích sáng tạo thì ngành nghề phù hợp sẽ là thiết kế, đạo diễn, nhiếp ảnh gia, marketing…
- Đối với người hướng nội thì ngành nghề phù hợp sẽ là văn thư, hoạ sĩ, giáo viên, lập trình…
- Đối với những người hướng ngoại thì ngành nghề phù hợp như hướng dẫn viên du lịch, nhân viên sales, chuyên gia tư vấn luật, phóng viên…
- Đối với người có đầu tổ chức thì ngành nghề phù hợp sẽ là quản lý nhà hàng khách sạn, tổ chức sự kiện, quản lý hành chính…
- Đối với những người thích chăm sóc thì ngành nghề phù hợp sẽ là điều dưỡng, y tá, nhân viên tư vấn sức khỏe, nhân viên chăm sóc khách hàng…
Chọn nghề theo ý kiến của người khác
Một trong những nguyên nhân phổ biến trong việc lựa chọn nghề là theo ý kiến của người khác. Có rất nhiều bạn phải chọn học ngành khi gia đình bắt buộc hay theo một lời từ vấn, rủ rê của bạn bè hay ai đó.
Điều này dẫn đến việc trong quá trình học bạn sẽ từ bỏ ước mơ, sở thích và những khả năng vốn có của bản thân. Hậu quả là bạn rất chán nản, không phát huy được những lợi thế khi chọn sai ngành.
Bị thao túng tâm lý bởi vẻ bề ngoài của nghề
Khi bạn chỉ nhìn thấy vẻ hào nhoáng của nghề đó thì luôn cho rằng nghề này sẽ rất có tiềm năng. Đây chính là một suy nghĩ khá phiến diện bởi ngành nghề nào cũng sẽ có ưu, nhược điểm, phải trải qua nhiều gian khổ mới thành công.
Tác động từ dư luận xã hội
Với những bạn không tìm hiểu các thông tin về ngành nghề mà mình lựa chọn. Khi gặp các thông tin xấu, dư luận không hay về ngành nghề đó sẽ làm cho bạn dễ bị hoang mang ảnh hưởng đến việc chọn nghề. Hơn nữa, đối với những nơi có thị trường lao động ít việc như ở vùng sâu vùng xa thì việc lựa chọn nghề sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn.
Cách để định hướng và chọn đúng nghề
Cách định hướng và chọn đúng nghề sẽ giúp bạn tránh được những hậu quả của việc chọn sai nghề. Những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn chọn đúng nghề và khắc phục những ảnh hưởng xấu khi chọn sai nghề.
Xác định đúng mong muốn của bản thân và định hướng đúng nghề nghiệp
Bạn cần xác định được bản thân có mong muốn gì và muốn làm công việc gì. Tuy nhiên, điều này cũng cần dựa vào các yếu tố như ngoại hình, sức khỏe, thể lực của bản thân thì mới khả thi. Bởi vì nếu không có đủ thể lực, sức khỏe để làm công việc mong muốn thì bạn không thể làm được công việc đó.
Bên cạnh đó, làm nghề mình yêu thích sẽ tiếp thêm cho bạn những động lực theo đuổi đam mê, hoài bão đến cùng. Mặt khác, bạn cũng cần phải nắm được bản thân có những ưu điểm, nhược điểm, sở trường và sở đoản như thế nào. Đồng thời, không được đánh giá quá cao về bản thân vì điều đó sẽ gây ra tâm lý chủ quan, không chú tâm vào việc học và làm.
Có năng lực thôi là chưa đủ, bạn cần phải có thêm nhiều yếu tố khác như kiến thức nghề, đạo đức nghề nghiệp,… Do đó, trong quá trình học nghề phải luôn luôn cố gắng, trau dồi kiến thức.
Nên tìm hiểu về công việc xu hướng, xu thế xã hội hiện đại
Bên cạnh niềm đam mê thì bạn cũng nên xem xét những xu hướng hiện nay của xã hội, công việc nào thì “hot” được nhiều người săn đón, công việc nào có triển vọng nhất,… Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn bắt buộc phải chạy theo phong trào, số đông. Bạn nên cân nhắc lựa chọn ngành nghề phù hợp với mong muốn và khả năng hiện tại mà vẫn có thể bắt kịp xu thế phát triển của xã hội.
Nên độc lập trong việc lựa chọn ngành nghề
Có một điều bạn nên nhớ để tránh được các hậu quả của việc lựa chọn sai nghề đó là không bao giờ chọn nghề theo sự áp đặt của gia đình hay đi theo nghề truyền thống nếu không yêu thích. Bạn nên độc lập trong suy nghĩ, có tư tưởng tiến bộ và tự do, quyết định chọn nghề phù hợp. Bạn cũng có thể lắng nghe những định hướng hay tiếp thu những chỉ dạy của người khác.
Xác định các kỹ năng chính của nghề nghiệp
Một cách để bạn định hướng chính xác ngành nghề phù hợp với bản thân đó là xác định các kỹ năng quan trọng. Mỗi một ngành nghề sẽ có những kiến thức, kỹ năng chuyên môn khác nhau. Do vậy để biết bạn có phù hợp với công việc này không thì nên tìm hiểu trước.
Bạn có thể tham khảo những khóa học, tìm hiểu chuyên sâu về nghề nghiệp của mình. Từ đó, bạn có thể học hỏi, trau dồi thêm những kỹ năng, kiến thức còn thiếu để phát bản thân mình đi đúng với định hướng đó. Chắc chắn khi bạn đã có những nghĩ năng, kiến thức tốt thì việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai sẽ đúng đắn, dễ dàng hơn.
Để bản thân không rơi vào tình trạng mông lung, không định hướng được nghề nghiệp thì bạn cần xác định rõ trước khi lựa chọn. Bởi hậu quả của việc chọn sai nghề vô cùng nghiêm trọng. Hãy trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng tốt để làm hành trang hữu ích khi bước vào đời.
Học Viện Seoul Spa chúc bạn thành công!
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:
Bình luận