Việc học đối với một số người là cả quá trình rèn luyện khó khăn và gian khổ. Thậm chí, rất nhiều bạn gặp phải vấn đề học nhiều nhưng sai cách, không có hiệu quả. Vậy thì, bạn hãy tham khảo hai cách học tập hiệu quả của người Nhật ở bài viết dưới đây nhé!
Phương pháp học Kaizen
Một cách học tập hiệu quả của người Nhật được rất nhiều học sinh, sinh viên áp dụng hiện nay đó là phương pháp học Kaizen. Vậy đây là phương pháp học như thế nào? Sau đây là các thông tin chi tiết về phương pháp học tập của người Nhật siêu hiệu quả – Kaizen nhé!
Phương pháp học Kaizen là gì?
Kaizen hiện nay là một trong những cách học tập hiệu quả của người Nhật được rất nhiều bạn áp dụng vào việc học. Vậy Kaizen là gì? Kaizen là từ ngữ được ghép bởi hai từ Kai và Zen, Kai có nghĩa là cải cách liên tục và Zen có nghĩa là làm cho mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn. Như vậy, Kaizen mang ý nghĩa là sự cải cách liên tục để tốt hơn hơn.
Với phương pháp này, khi bạn gặp một vấn đề/phần khó nào đó trong học tập thì hãy chia nhỏ cái vấn đề/phần đó ra để giải quyết từng phần cụ thể. Nếu khi chia vấn đề ra mà vẫn chưa giải quyết được thì hãy chia nhỏ tiếp ra phần 2, phần 3,… cho đến khi bạn giải quyết được mới thôi.
Mặt khác, các vấn đề đã được chia nhỏ ra thì cần phải giải quyết liên tục và không nên để ngắt quãng. Lý do là những sự việc đã được phân chia ra thì cần phải giải quyết nhanh và liên tục để tránh mất thời gian. Như vậy thì phương pháp học Kaizen có thể hiểu một cách tổng quát là sự chia nhỏ vấn đề thành các phần để giải quyết một cách liên tục và không để ngắt quãng.
Các bước áp dụng phương pháp Kaizen trong học tập
Thực tế, rất nhiều người đã từng nghe qua về Kaizen – cách học tập hiệu quả của người Nhật nhưng không biết phương pháp này được áp dụng như thế nào. Sau đây sẽ là hướng dẫn những bước để áp dụng phương pháp học Kaizen trong học tập để mang lại tính hiệu quả cao:
1/ Hãy tự đặt ra mỗi ngày một câu hỏi cho bản thân
Khi bạn định áp dụng phương pháp Kaizen vào trong quá trình học tập, rèn luyện kiến thức của bản thân thì bước đầu tiên mà bạn cần làm đó là mỗi ngày hãy tự đặt ra một câu hỏi cho mình. Điều này sẽ giúp chúng ta kích thích hoạt động của não bộ tìm cách giải quyết câu hỏi. Một lưu ý nhỏ là bạn cũng không nên đặt ra câu hỏi quá phức tạp hãy tập từ điều đơn giản nhé.
2/ Bắt đầu hành động
Đừng chỉ đặt ra câu hỏi mà để đó không giải quyết hoặc chỉ dùng mỗi lý thuyết để giải đáp vấn đề. Bạn hãy hành động liên tục để tìm ra đáp án mà câu hỏi đặt ra. Bên cạnh đó, việc hành động phải xảy ra thường xuyên, liên tục và không được trì hoãn bạn nhé. Bởi vì chỉ khi hành động liên tục thì mới mang lại hiệu quả cao và rèn luyện cho bản thân được thói quen tốt.
3/ Biết cách đơn giản hóa vấn đề
Trong khi bạn giải quyết vấn đề đặt ra thì cũng không nên yêu cầu nó phải thật sự hoàn hảo hay quá đặt nặng. Bạn hãy từ từ giải quyết vấn đề một cách đơn giản. Điều này cũng giống như việc để thi đậu một ngôn ngữ nào đó thì đều bắt đầu từ học chữ cái, sau đó ghép từ,…. cho đến lúc thành thạo. Đây là cách học tập hiệu quả của người Nhật mà bạn nên áp dụng.
4/ Tự thưởng cho bản thân
Khi bạn đã giải quyết xong vấn đề thì hãy tự lưu lại việc đó vào một cuốn sách nhỏ để sau đó nhìn lại bạn đã làm được những gì. Bên cạnh đó, bạn có thể tự thưởng cho bản thân một món quà sau khi hoàn thành mục tiêu. Những điều này sẽ tạo động lực lớn giúp bạn khích lệ bản thân làm tốt hơn nữa trong những lần tiếp theo.
Phương pháp Shuhari
Bên cạnh phương pháp học Kaizen nổi tiếng thì ở Nhật bản còn có “phương pháp học tối thượng Shuhari”. Đây là phương pháp học tập bắt nguồn từ trà sư Rikyu Sen. Shuhari còn được biết đến là cách học hiệu quả của người Nhật tránh lãng phí gồm ba giai đoạn, cụ thể như sau:
1/ Giai đoạn Shu (tuân thủ)
Trong phương pháp học Shuhari thì Shu là giai đoạn mà bạn cần dành nhiều thời gian. Bởi vì bạn giai đoạn Shu sẽ cần bạn nắm vững kiến thức cơ bản và tuân thủ một cách chính xác những điều đã được chỉ dạy. Ví dụ cụ thể là bạn có 12 bước giải toán thì phải tuyệt đối làm đủ cả 15 bước để nắm được cái căn bản (cho dù bước đầu có dễ như thế nào).
2/ Giai đoạn Ha (bứt phá)
Giai đoạn Ha trong cách học tập hiệu quả của người Nhật Shuhari đòi hỏi bạn phải nghiên cứu cách giải quyết vấn đề từ điều cơ bản, từ điều được dạy cho đến bước đột phá. Khác với giai đoạn Shu thì ví dụ bạn cần 12 bước để giải bài tập thì bạn có thể rút gọn xuống 5 bước trọng tâm. Giai đoạn Ha giúp bạn thử nghiệm rất nhiều cách làm bài từ giai đoạn Shu.
3/ Giai đoạn Ri (tách ra)
Giai đoạn cuối cùng của phương pháp học Shuhari đó là giai đoạn Ri (tách ra). Đây được xem là giai đoạn bứt phá và đương nhiên là bạn hoàn toàn có thể đi theo phong cách riêng của bản thân. Tuy nhiên, để thực hiện được bước này thì bạn hoàn toàn nhuần nhuyễn những cách làm cơ bản đến mức gọi là “phản xạ”. Với giai đoạn này thì bạn hoàn toàn có thể bỏ qua những bước đầu tiên để đi đến bước tối ưu.
Trong hai phương pháp trên thì bạn đã áp dụng cách học tập hiệu quả của người Nhật nào rồi. Nếu chưa, bạn hãy thử trải nghiệm áp dụng vào quá trình học tập của bản thân để xem có thực sự hiệu quả đối với bản thân không nhé. Lưu ý, bạn phải áp dụng một cách liên tục và thường xuyên thì mới có thể đạt được hiệu quả tốt nhất nhé.
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:
Bình luận