Dạy học sinh cá biệt với phương pháp nào? Bạo lực hay yêu thương?


Trong mỗi một trường học thì dù ít hay nhiều thì đều có học sinh cá biệt. Bạn nghĩ sao về học sinh cá biệt? Học sinh cá biệt có dạy được không và áp dụng cách nào để dạy những học sinh cá biệt đó? Theo dõi bài viết để biết cách dạy học sinh cá biệt giúp các em trở lại con đường chính với một tương lai tươi sáng hơn nhé!

Thế nào là học sinh cá biệt?

Học sinh cá biệt là thuật ngữ mà nhà trường, xã hội hay sử dụng để nói về những em học sinh có cá tính khác biệt so với những học sinh khác. Các em học sinh này thường có những hành động như: quậy phá, nghịch ngợm, đánh nhau, hay gây mất trật tự trong lớp và trường học. Các em không quan tâm, không tuân theo nội quy của nhà trường và thường tự ý làm theo sở thích của bản thân.

Trong lớp học sẽ luôn tồn tại những học sinh cá biệt
Trong lớp học sẽ luôn tồn tại những học sinh cá biệt

Đây là hiện tượng thay đổi tâm lý ở lứa tuổi thanh thiếu niên, làm cho các em học sinh dễ bị tiêm nhiễm những thói hư tật xấu dẫn và có nguy cơ bị lôi kéo, dẫn đến các tệ nạn xã hội.

Nguyên nhân nào khiến các em trở nên cá biệt

  • Ảnh hưởng từ gia đình:

Các em thiếu sự quan tâm của bố mẹ, gia đình; gia đìn không được hạnh phúc hay chính từ những sự tin tưởng, áp lực học hành, nuông chiều của bố mẹ làm ảnh hưởng rất lớn đến tâm sinh lý của các em.

  • Ảnh hưởng từ xã hội, môi trường xung quanh:

Những thực trạng, những mặt xấu, những cám dỗ  của xã hội cũng ảnh hưởng tiêu cực đến các em học sinh.

  • Ảnh hưởng từ môi trường giáo dục, thầy cô giáo, bạn bè:

Nhà trường, thầy cô, bạn bè không hiểu chưa quan tâm đúng mức tới các em hay chưa tạo ra môi trường thân thiện. để các em tự nhận thức được sự quan trọng khi các em đến trường, khiến các em dễ nhàm chán khi đến trường, không hứng thú với việc học.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến các em trở thành học sinh cá biệt, chủ yếu do tác động từ nhà trường, gia đình, bạn bè, môi trường xung quanh
Có rất nhiều nguyên nhân khiến các em trở thành học sinh cá biệt, chủ yếu do tác động từ nhà trường, gia đình, bạn bè, môi trường xung quanh

Nhà trường, giáo viên chưa có biện pháp, cách dạy học sinh cá biệt phù hợp để ngăn chặn kịp thời những hành vi sai lệnh của các em.

  • Tự bản thân học sinh bị chi phối, ảnh hưởng:

Thời điểm thanh thiếu niên là giai đoạn tâm sinh lý có thay đổi. Đây là giai đoạn tâm lý của các em không được ổn định, dễ bị dụ dỗ, lôi kéo và dẫn đến những hành vi, hành động thiếu ý thức. Hay do cái tôi của các em quá cao, muốn thích thể hiện bản thân, khẳng định mình nhằm gây sự chú ý, thu hút ánh nhìn của mọi người.

Vậy phương pháp dạy học sinh cá biệt như thế nào là đúng cách thì các bạn cùng theo dõi tiếp nhé.

Phương pháp dạy học sinh cá biệt

1. Đặt mình vào vị trí của các em để cảm nhận chính xác

Như mình cũng đã để đề cập ở phần trên thì các em học sinh cá biệt phải có một lý do nào đó để các em trở nên cá biệt. Chứ một đứa trẻ phát triển trong môi trường bình thường, bố mẹ yêu thương, thầy cô, bạn bè quý mến không thể nào phá phách, lười học, thậm chí gây gổ đánh nhau,… như vậy được. Cái cách mà các em biểu hiện được cho là có thể chống trả lại cuộc đời mà theo các em là bất công. Hay đôi khi, các em làm vậy chỉ để thu hút sự chú ý của bố mẹ, thầy cô, bạn bè, các em muốn trở nên “đặc biệt”.

Muốn dạy được học sinh cá biệt thì các thầy cô giáo cần phải biết hiểu và thông cảm cho các em
Muốn dạy được học sinh cá biệt thì các thầy cô giáo cần phải biết hiểu và thông cảm cho các em

Khi đã tìm được câu trả lời vì sao cũng có nghĩa là bạn đã tìm được chiếc chìa khóa mở cửa trái tim để đổi hướng, dạy học sinh cá biệt.

2. Đảm bảo tính công bằng

Thay vì suốt ngày quở trách, chửi mắng thì cha mẹ, thầy cô hãy khen thưởng, động viên nếu các em này làm được một điều gì đó cho lớp (dù lớn hay nhỏ). Đó là cách để các em khiến mình trở nên quan trọng hơn, chúng sẽ thấy mình có ích. Sức mạnh của lời khen – chê là rất to lớn, hãy thực hiện và chúng ta sẽ sớm nhận ra sự thay đổi tích cực từ các em.

Tuy nhiên, có khen thì cũng phải có chê, hãy góp ý – phê bình thẳng thắn khi các em phạm lỗi.

Thêm một yếu tố để tính công bằng được đảm bảo nữa chính là không nên dùng những cách gọi như “học sinh cá biệt”, “côn đồ”, “hư hỏng”, “yếu kém”,.. hay tách biệt các em, như vậy sẽ tác dụng ngược khiến các em tổn thương và phản kháng mạnh mẽ hơn.

Không nên có sự phân biệt đối xử với bất cứ học sinh nào
Không nên có sự phân biệt đối xử với bất cứ học sinh nào

3. Hãy để các em cảm nhận được tình thương đến từ gia đình, thầy cô

Phần lớn các em học sinh cá biệt đều thiếu vắng tình yêu thương hoặc bị tổn thương từ chính những người thân trong gia đình. Hãy thật tâm đối xử với chúng, bạn sẽ nhận ra rằng, chúng cảm nhận được sự quan tâm, sự tôn trọng của người xung quanh và nghĩ rằng: à, mình cũng là người quan trọng, mình cũng được bố mẹ, thầy cô yêu thương. Tình yêu thương sẽ khiến người xung quanh tạo mối quan hệ với các em để dễ dàng hơn, các em cũng sẽ lắng nghe lời khuyên của bạn nhiều hơn.

4. Giúp các em tự nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

Gia đình và trường học kết hợp để tìm được là điểm mạnh, điểm yếu của các em là gì? Có thể là chính các em cũng không biết mình có những ưu điểm đó, vậy nên hãy khơi gợi để làm thức tỉnh, khôi phục niềm tin cho các em để các em thấy rằng mình không hề kém cỏi, mình có ích, để các em có thể vứt bỏ sự tự ti, cảm giác mặc cảm trong các em và từ đó chủ động giao tiếp với các bạn trong lớp.

=> Hy vọng qua bài viết này bố mẹ cũng như nhà trường, giáo viên có thể thấu hiểu được hành vi của con, học sinh của mình hơn. Từ đó, lựa chọn phương pháp dạy học sinh cá biệt phù hợp với những đối tượng, tính cách khác nhau. Hãy nhớ, tình yêu thương là cốt lõi để cảm hóa các em thay vì những lời chửi mắng, kỷ luật..

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:

Mời đánh giá

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận