Dạy học phát triển năng lực hiện nay không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, không có nhiều người hiểu được chính xác khái niệm và đặc điểm của phương pháp. Cũng như vai trò của phương pháp mang trong sự phát triển thế hệ trẻ của nước ta. Hãy cùng tham khảo qua bài viết bên dưới để tìm hiểu rõ ràng hơn về cách thức dạy học đặc biệt này.
Định nghĩa phát triển năng lực trong giảng dạy và đời sống
Khái niệm phát triển năng lực trong giáo dục
Phát triển năng lực, nói chung, là phát triển các kỹ năng để hoàn thiện nhân cách của con người. Góp phần gia tăng tính tích cực hoạt động, giao lưu, sự kiên trì và học tập. Đồng thời tích lũy thêm kinh nghiệm trong các hoạt động thực tiễn.
Phát triển năng lực sẽ bao gồm năng lực chung và năng lực đặc thù riêng của mỗi cá nhân. Ngoài ra, đây còn là cách thúc đẩy khả năng thực hiện hành động trong một bối cảnh nhất định. Giúp đưa đến thành công nhờ sự huy động, tổng hợp các kiến thức cần thiết.
Định hướng phát triển năng lực là gì?
Định hướng phát triển năng lực có mục đích đảm bảo cho người học hướng tới sự phát triển năng lực. Thông qua các nội dung, bài học sẽ bao gồm các kiến thức cơ bản, hiện đại và thiết thực. Giáo dục hài hòa về cả đức, trí, thể, mỹ, chú trọng thực hành và vận dụng vào đời sống. Những kỹ năng trong quá trình học tập và rèn luyện giúp giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
Phương pháp dạy học phát triển năng lực sẽ dựa trên các đặc điểm tâm sinh lý, nhu cầu, khả năng, hứng thú và định hướng nghề nghiệp của mỗi cá nhân. Thông qua các tổ chức và định hướng đúng đắn, hoạt động sẽ phát huy tiềm năng và cả tính chủ động cá nhân. Phát triển tối đa tiềm năng vốn có của mỗi học viên. Đồng thời sẽ có những phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục đã đặt ra.
Đặc điểm của dạy học phát triển năng lực trong giáo dục hiện nay
Nội dung và cách thức giảng dạy
Nội dung giảng dạy định hướng phát triển năng lực được thiết kế theo hướng phân hóa. Dựa theo hứng thú, nhu cầu, nền tảng, sở thích và thế mạnh của mỗi học sinh. Phương pháp học này cho phép người học cá nhân hóa và đa dạng hóa việc học.
Nội dung theo đó cần đáp ứng được nhu cầu theo hướng có lợi cho học viên. Tức là, ngoài giờ lên lớp học viên còn có thể lựa chọn thêm các môn học phụ. Hoặc các hình thức học ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời điểm nào (online, học nhóm,…). Những cách thức học sẽ giúp học sinh phát huy được năng lực bản thân.
Định hướng tiếp thu kiến thức
Dạy học phát triển năng lực sẽ định hướng tiếp thu theo hướng cần thiết, nâng cao khả năng thực hành. Học sinh có thể vận dụng tối đa những gì được học vào đời sống và công việc cụ thể. Nguồn kiến thức, kỹ năng giao tiếp và ứng xử cũng là “tài nguyên” để các em thực hiện nhiệm vụ cụ thể. Giúp hình thành, hoàn thiện và phát triển năng lực tốt hơn.
Phương pháp tổ chức
Người dạy sẽ đóng vai trò là người tổ chức, cố vấn và hỗ trợ cho học sinh chiếm lĩnh kiến thức. Chú trọng giảng dạy khả năng giải quyết vấn đề. Ngoài ra còn đẩy mạnh tổ chức giảng dạy dưới dạng các hoạt động. Người học sẽ chủ động tham gia các hoạt động này nhằm tìm tòi, khám phá và tiếp nhận tri thức mới.
Giáo án dạy học phát triển năng lực cũng được thiết kế để có sự phân hóa theo trình độ và năng lực. Người học cũng sẽ được có nhiều cơ hội để bày tỏ ý kiến và tham gia phản biện. Từ đó nêu ra quan điểm về các vấn đề trong quá trình học tập.
Không gian dạy học
Không gian dạy học trong phương pháp này có tính linh hoạt, tạo được không khí cởi mở, thân thiện trong lớp học. Lớp học này có thể trong phòng hoặc ở ngoài trời. Hoặc cũng có thể học trong công viên, bảo tàng,… Địa điểm được lựa chọn nhằm đảm bảo dễ dàng cho tổ chức sinh hoạt học tập theo nhóm.
Đo lường năng lực đầu ra của học sinh
Dạy học phát triển năng lực sẽ có cách đo lường và đánh giá đầu ra đặc biệt hơn cách thức giảng dạy truyền thống. Học sinh sẽ phải chứng minh năng lực làm chủ kiến thức môn học. Cách thực hiện sẽ không dựa trên thời gian cố định, như học kỳ hay cấp học.
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực có tác dụng gì?
Mỗi cá nhân đều là một cá thể riêng. Có sự khác biệt về trình độ, năng lực, nhu cầu, sở thích và nền tảng xuất thân. Dạy học phát triển năng lực chính là thừa nhận thực tế này để tìm ra những phương pháp tiếp cận phù hợp. Nhằm mục tiêu phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của mỗi cá nhân. Nhờ đó thay thế được giáo dục trang bị kiến thức truyền thống cứng nhắc như hiện nay.
Trong mô hình dạy học này, người học có thể thể hiện sự tiến bộ cách chứng minh năng lực. Cần nắm vững và làm chủ kiến thức, kỹ năng đã được giảng dạy theo tốc độ riêng của chính mình. Từ đó đạt kết quả tốt nhất trong khả năng cố gắng của bản thân.
Trên đây là một số thông tin về phương pháp dạy học phát triển năng lực. Hiện nay việc giảng dạy theo phương pháp này vẫn chưa phổ biến tại Việt Nam. Nhưng bộ giáo dục đang cố gắng hết sức, nỗ lực đổi mới cách thức giảng dạy. Giúp học sinh có được những kiến thức tiếp thu qua những giờ học tối ưu nhất.
Xem thêm
Bình luận