Những công việc của quản lý Spa– Bí quyết trở thành quản lý tài năng


Cho dù là ở công việc và ngành nghề nào thì chức quản lý cũng là vị trí được rất nhiều người trông đợi. Đối với ngành thẩm mỹ, quản lý Spa chính là mục tiêu của rất nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng thật sự hiểu rõ về công việc của quản lý Spa. Hãy cùng Học viện Seoul Spa tìm hiểu rõ hơn về công việc này trong bài viết sau đây.

Công việc quản lý spa là gì?

Quản lý spa là người chuyên theo dõi, giám sát và điều hành toàn bộ hoạt động của cơ sở chăm sóc sắc đẹp. Trong đó, các bạn sẽ kiểm soát và lên kế hoạch chi tiết về những vấn đề như tài chính, nhân sự, marketing, vận chuyển mỹ phẩm, nâng cấp trang thiết bị,… Qua đó, thiết lập chiến lược để vận hành công việc kinh doanh tại spa đạt lợi nhuận cao.

Quản lý spa phụ trách công việc điều hành cơ sở làm đẹp
Quản lý spa phụ trách công việc điều hành cơ sở làm đẹp

Thêm vào đó, công việc của quản lý spa còn là khả năng ngoại giao với khách hàng, xây dựng niềm tin để thôi thúc họ ghé trải nghiệm dịch vụ. Hơn nữa, các bạn cũng sẽ hướng dẫn, góp ý và tạo động lực để các nhân viên có thể làm việc một cách nghiêm túc.

Mô tả chi tiết công việc của quản lý spa cần làm

Để thấu hiểu rõ hơn về quản lý spa, các bạn cần tham khảo về mô tả chi tiết của công việc này như sau:

Tạo dựng mối quan hệ lâu dài với các khách hàng của trung tâm

Sau mỗi dịch vụ, người quản lý nên đến hỏi thăm về chất lượng của trung tâm và tiếp nhận đóng góp của khách. Việc này giúp Spa có thể đưa ra phản hồi kịp thời nếu khách có điểm nào chưa hài lòng. Hơn nữa, nó cũng giúp cho khách hàng trở nên thân thiết hơn và sẽ đồng hành cùng trung tâm trong thời gian dài.

Nếu bạn tạo được ấn tượng cho các vị khách của mình thì họ sẽ đặt niềm tin tuyệt đối vào trung tâm. Theo thời gian, vị khách hàng ấy sẽ giới thiệu đến bạn bè, đồng nghiệp của họ về dịch vụ và chất lượng của Spa. Chỉ cần duy trì phong độ như vậy thì trong thời gian ngắn, trung tâm của bạn sẽ trở nên nổi tiếng và được đánh giá rất tốt.

Bạn đang quan tâm: Khóa học quản lý Spa chuyên nghiệp dành riêng cho các chủ trung tâm

Quản lý và liên tục cải thiện chất lượng của nhân sự

Thông thường, các quản lý của một cơ sở Spa đều đi lên từ chức vụ kỹ thuật viên. Vì vậy họ có thể hiểu rất rõ tính chất công việc của các chức vụ khác và đưa ra được biện pháp đào tạo phù hợp.

Cụ thể, công việc của quản lý spa đối với các nhân sự của mình thường là kiểm tra kiến thức, kỹ năng,… Ngoài ra, việc sát hạch năng lực định kỳ cũng giúp cho các nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao hơn. Theo đó mà tay nghề và thái độ cũng như ý thức của mỗi người sẽ được nâng cao đáng kể.

Nếu nhân sự có thể đảm bảo đáp ứng được mọi yêu cầu thì việc vận hành Spa sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Từ đó, Spa sẽ ngày càng thành công hơn nhờ vào sự hợp tác và đóng góp của mỗi cá nhân.

Uy tín của trung tâm sẽ ngày càng lớn mạnh nếu mọi người cùng nhau cố gắng
Uy tín của trung tâm sẽ ngày càng lớn mạnh nếu mọi người cùng nhau cố gắng

Chịu trách nhiệm tài chính, hành chính của Spa

Trong tất cả các công việc của quản lý Spa thì đây là nhóm việc phức tạp nhất. Bạn cần phải tổng hợp và báo cáo doanh thu định kỳ ví dụ như hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng,… Sau đó, các số liệu ấy sẽ được tổng kết vào mỗi quý hoặc mỗi năm.

Việc tính doanh thu sẽ giúp bạn quan sát được những thời điểm đông hoặc vắng khách của Spa. Từ đó đưa ra được cách giải quyết hợp lý và giảm thiểu các vấn đề về tài chính.

Bên cạnh đó, kiểm kê các loại mỹ phẩm, tài sản của Spa cũng là một trong những việc mà quản lý phải làm. Công việc này giúp bạn có thể báo cáo đến ban giám đốc kịp thời khi có trường hợp hư, hỏng.

Quản lý Spa có nhiệm vụ kiểm tra các nguyên liệu, dụng cụ và tài sản ở Spa
Quản lý Spa có nhiệm vụ kiểm tra các nguyên liệu, dụng cụ và tài sản ở Spa

Ngoài ra, quản lý Spa còn cần phải xử lý các vấn đề mâu thuẫn giữa các nhân viên hoặc giữa nhân viên với khách hàng. Do đó, có thể nói chức vụ quản lý Spa đòi hỏi rất nhiều yếu tố để có thể làm một cách thuận lợi. Nếu chưa có đủ kinh nghiệm thì bạn chắc chắn sẽ không thể làm quen và gặp phải rất nhiều áp lực.

Bài viết liên quan: 3 cách gấp khăn Spa đẹp giúp không gian Spa sang trọng và chuyên nghiệp

Vai trò của người quản lý spa là gì?

Một người điều hành spa luôn phải đảm nhận khối lượng công việc rất lớn, dưới đây là một số việc cần làm khi trở thành người quản lý spa như sau:

– Quản lý nhân sự: Nhân sự là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho spa hoạt động một cách thuận lợi. Do đó, công việc của quản lý spa là tuyển dụng, sàng lọc kỹ lưỡng và đảm bảo tìm ra được kỹ thuật viên phù hợp. Đồng thời đào tạo và hướng dẫn họ cách làm việc chuyên nghiệp hơn.

– Xây dựng chiến lược marketing: Để có được một lượng khách hàng đông đảo, người làm quản lý cần xây dựng chiến lược marketing ngắn hạn và dài hạn. Với những chương trình ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn, góp phần tối ưu hóa doanh thu của spa.

– Kiểm soát tài chính: Như đã đề cập, bạn cần kiểm soát kỹ lưỡng toàn bộ dòng tiền đầu ra và đầu vào trong quá trình vận hành spa. Căn cứ vào sổ sách báo cáo theo định kỳ, bạn có thể dễ dàng nắm bắt được tiềm lực tài chính và đưa ra phương hướng phát triển trong tương lai.

– Kiểm tra công việc hàng ngày: Mỗi ngày, các bạn đều phải theo dõi tường tận toàn bộ công việc của nhân viên. Đồng thời gửi bảng chấm công chi tiết để họ rà soát và chốt sổ.

Người quản lý spa có vai trò quản lý và kiểm tra công việc hàng ngày
Người quản lý spa có vai trò quản lý và kiểm tra công việc hàng ngày

Kỹ năng cần thiết quản lý spa giỏi

Nếu muốn trở thành một nhà quản lý spa chuyên nghiệp, điều kiện tiên quyết là bạn nên dành thời gian trau dồi và tích lũy những kỹ năng như sau:

– Kỹ năng quản lý nhân sự: Chỉ khi bạn có khả năng tương tác, huấn luyện và giao tiếp thân thiện với nhân sự thì cơ sở spa mới có thể hoạt động thành công. Cụ thể, các bạn nên rèn luyện những kỹ năng như tuyển dụng, quản lý và đào tạo nguồn nhân lực.

– Có khả năng giao tiếp tốt: Khi đã làm việc trong ngành dịch vụ thì kỹ năng giao tiếp chính là “chìa khóa” để gặt hái được nhiều thành tựu. Công việc của quản lý spa là tư vấn và thuyết phục khách hàng ra quyết định trải nghiệm dịch vụ.

– Kỹ năng chăm sóc khách hàng: Để khách hàng có được sự hài lòng sau khi làm đẹp, bạn cần phải tận tình quan tâm, chăm sóc và lắng nghe nỗi lòng của khách hàng. Qua đó tiến hành điều trị hoặc nâng tầm nhan sắc cho họ một cách triệt để.

– Kiến thức chuyên môn: Mặc dù là một nhà quản lý nhưng bạn vẫn cần phải có kiến thức chuyên môn để cải thiện chất lượng dịch vụ. Đồng thời biết rõ nguyên lý của từng loại mỹ phẩm, máy móc để hướng dẫn cho nhân viên tiến hành công việc.

– Sáng tạo khi marketing: Quản lý của spa cần dành thời gian để tìm hiểu và áp dụng công cụ nghiên cứu thị trường. Sau đó đưa ra nhiều ý tưởng sáng tạo trong marketing để chinh phục khách hàng, gia tăng doanh số cho spa.

Quản lý spa cũng cần có kỹ năng chuyên môn
Quản lý spa cũng cần có kỹ năng chuyên môn

Cách giúp quản lý nhân viên spa hiệu quả

Hầu hết những quản lý ở các Spa đều là đi lên từ vị trí kỹ thuật viên. Do đó, để là một người quản lý giỏi, bạn cần phải rèn luyện bản thân trở thành một kỹ thuật viên Spa tốt. Vì khi làm kỹ thuật viên, nếu bạn hiểu hết các công việc thì bạn sẽ hiểu được cảm nhận của nhân viên khác. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về những yếu tố giúp bạn trở thành quản lý Spa giỏi nhé!

Rèn luyện tính kiên nhẫn, học cách kiểm soát cảm xúc của mình

Không chỉ riêng vị trí quản lý Spa, đây là yếu tố rất quan trọng ở mỗi con người. Nếu có được tính kiên nhẫn và biết kiềm chế cảm xúc thì bạn sẽ có những suy nghĩ thấu đáo. Nhờ vậy, nếu như có vấn đề gì xảy ra thì nó có thể được giải quyết nhanh chóng hơn nhiều.

Ngoài ra, nếu như không thể làm chủ cảm xúc của mình thì sẽ không có được thái độ ứng xử phù hợp với khách hàng. Việc này sẽ khiến khách không hài lòng và làm ảnh hưởng lớn đến trung tâm thẩm mỹ của bạn. Do đó, đây là một trong những yếu tố bạn cần rèn luyện để có thể đảm nhiệm các công việc của quản lý Spa tốt hơn.

Có thái độ và cách ứng xử phù hợp sẽ giúp khách hàng cảm thấy thoải mái hơn
Có thái độ và cách ứng xử phù hợp sẽ giúp khách hàng cảm thấy thoải mái hơn

Không ngừng học hỏi và trau dồi kỹ năng của bản thân

Ngoài yếu tố cảm xúc, bạn cần phải là một người luôn có tính cầu tiến. Tức là bản thân bạn sẽ không ngừng cải thiện và rèn luyện những kỹ năng chuyên môn. Luôn luôn học hỏi và tìm hiểu sẽ giúp bạn có thể làm các công việc của quản lý Spa theo cách hiệu quả hơn.

Bật mí kinh nghiệm giúp bạn quản lý spa hiệu quả

Để giúp hiệu suất công việc được nâng cao, các bạn nên tích lũy một số kinh nghiệm điều hành cơ sở làm đẹp như sau:

– Lập kế hoạch chi tiết: Trước khi đầu tư mở cơ sở kinh doanh spa hoặc trở thành một nhà quản lý, bạn cần lập bảng kế hoạch càng chi tiết càng tốt. Trong đó, bạn nên dùng những con số chính xác để đo lường về vấn đề nhân sự, hàng nhập khẩu, máy móc,… Để có được định hướng, chiến lược vận hành hiệu quả.

– Đưa ra mục tiêu từng tháng/quý: Công việc của quản lý spa là thiết lập mục tiêu cho toàn bộ đội ngũ nhân sự thực hiện trong tháng, quý. Kèm theo đó là những phần thưởng hấp dẫn, xứng đáng với công sức của các kỹ thuật viên để tạo động lực cho họ nỗ lực làm việc.

– Theo dõi xu hướng: Xu hướng trong lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp sẽ thay đổi liên tục theo thời gian. Vì thế, bạn cần có sự chủ động cập nhật, tích hợp những công nghệ mới mẻ để thu hút khách hàng ghé trải nghiệm, góp phần tăng doanh thu.

Quản lý spa cần cập nhật xu hướng về sản phẩm làm đẹp mới mẻ
Quản lý spa cần cập nhật xu hướng về sản phẩm làm đẹp mới mẻ

Tìm hiểu kỹ càng về các công việc của quản lý Spa sẽ giúp bạn biết rõ về chức vụ này hơn. Vì vậy, nếu bạn là một kỹ thuật viên luôn hướng tới vị trí quản lý Spa thì hãy cố gắng nâng cao kinh nghiệm của bản thân. Nếu thật sự nỗ lực, sẽ có một ngày bạn nhận được điều mà mình xứng đáng có. Học viện Seoul Spa chúc nhanh chóng trở thành một nhà quản lý nhân spa chuyên nghiệp!

Đọc thêm: Gợi ý kịch bản tư vấn khách hàng Spa chuyên nghiệp nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận