Cách phạt học sinh mất trật tự trong giờ học hiệu quả


Cách phạt học sinh mất trật tự trong giờ học sao cho hiệu quả là vấn đề mà các giáo viên đều quan tâm. Trên thực tế, lớp học ồn ào, mất trật tự là vấn đề thường hay xảy ra. Tuy nhiên, không phải bất kỳ giáo viên nào cũng có cách giải quyết tinh tế để giữ không khí thân thiện cho lớp học. Mời bạn cùng bài viết sau đây tham khảo tuyệt chiêu quản lý lớp hiệu quả mà không ảnh hưởng đến tâm lý của các học viên.

Tìm hiểu lý do khiến học sinh gây mất trật tự trong lớp

Muốn tìm được cách giải quyết phù hợp, trước tiên bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân. Học hỏi cách phạt học sinh mất trật tự trong giờ học cũng vậy, mỗi học sinh sẽ có suy nghĩ và cá tính khác nhau, dẫn đến hành vi gây náo động trong lớp cũng khác nhau. Vì vậy, tùy theo từng trường hợp mà bạn nên cân nhắc xử trí sao cho hợp lý.

Học sinh thuộc nhóm người tăng động, hoạt bát quá mức

Các bé trong độ tuổi tiểu học, trung học rất năng động. Bé luôn muốn tìm hiểu thế giới xung quanh, thích thú khi gặp các bạn cùng trang lứa. Vì vậy, không khó để lý giải vì sao khi vào lớp, các bé sẽ gây tiếng ồn bằng những pha đùa giỡn, chọc phá lẫn nhau. Mặc dù vậy, nhóm tuổi này cũng được cho là độ tuổi “dễ dạy dễ bảo” vì các bé đều rất nghe lời các cô giáo.

Tâm lý lười học sẽ khiến các bé thêm hiếu động để tìm niềm vui
Tâm lý lười học sẽ khiến các bé thêm hiếu động để tìm niềm vui

Học sinh lười biếng, không muốn đến lớp

Rất nhiều học sinh bày tỏ sự lười biếng, chán nản khi mỗi ngày cắp sách đến trường. Ngoài ra, một vài học sinh còn có tâm lý coi nhẹ việc học, chưa tìm thấy ý nghĩa thực sự của việc học đối với bản thân. Chính tâm lý nặng nề, căng thẳng đã khiến các bé có hành vi không hợp tác, gây ồn ào trong lớp và cảm thấy hứng thú với điều đó.

Muốn thu hút sự chú ý từ bạn bè và thầy cô

Thường xuyên gây mất trật tự trong lớp có thể là hành động của một học sinh thích thể hiện để thu hút sự quan tâm từ những người xung quanh. Đối với các bé, việc bị các thầy cô nhắc nhở mang lại cảm giác tự mãn, bản thân sẽ đặc biệt hơn so với các bạn trong lớp. Hơn nữa, nếu các bậc phụ huynh ít quan tâm đến con trẻ, các bé sẽ cố tình không ngoan trên lớp để giáo viên liên hệ với gia đình, các bé sẽ được ba mẹ chú ý đến nhiều hơn.

học sinh mất trật tự trong giờ học
Thường xuyên tổ chức các cuộc họp nhóm để các bé có cơ hội trao đổi

Nhìn chung, với cương vị là một người dẫn dắt, các thầy cô không chỉ cần truyền đạt kiến thức mà còn phải luôn trau dồi tìm hiểu về tâm lý của học sinh, từ đó có thể thấu hiểu hơn “những đứa con” của mình, dùng tình yêu thương để rèn luyện.

Hậu quả từ những hình phạt không phù hợp với tâm lý học sinh hiện nay

Học sinh có thể sẽ có những ảnh hưởng tâm lý không tốt về sau này nếu như giáo viên có cách phạt học sinh mất trật tự trong giờ không khéo léo và đúng cách. Nếu nghiêm trọng có thể gây ra tâm lý sợ đến lớp, mất tự tin trong chuyện học, thậm chí là xa lánh bạn bè.

Tâm lý sợ đến lớp, bỏ học vì sợ giáo viên

Mặc dù hiện nay giáo dục Việt Nam đã bỏ hình thức phạt như đánh tay, úp mặt vào tường, kéo tai, véo tai nhưng vẫn còn một số thầy cô ở các trường học vẫn sử dụng những hình thức phạt đó. Theo họ nếu không phạt nặng thì học sinh sẽ không sợ và tiếp tục lặp lại lỗi đó. Tuy nhiên, việc phạt học sinh với những hình thức như vậy có thể gây tác dụng ngược.

Tâm lý chung của con người sẽ cảm thấy sợ hãi những người khiến họ phải đối mặt với sự sợ hãi nào đó. Vì vậy nếu áp dụng hình thức phạt không đúng có thể khiến cho học sinh cảm thấy sợ giáo viên và có tâm lý không muốn đến lớp hơn là sợ hình thức phạt và không dám tái phạm lỗi đó nữa.

Mất tự tin trong chuyện học hành

Để việc học trở nên hiệu quả hơn thì có tâm lý thoải mái sẽ góp phần làm nên điều đó. Nếu học sinh luôn mang tâm lý sợ hãi giáo viên mà chỉ đến lớp vì để hoàn thành trách nhiệm thì sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập. Học sinh sẽ cảm thấy sợ giáo viên hơn là việc tiếp thu bài học một cách hiệu quả. Tình trạng kéo dài có thể gây mất tự tin trong học tập và kết quả đi xuống.

Xa lánh bạn bè

Khi áp dụng cách phạt học sinh mất trật tự trong giờ học không đúng cách, nhất là nếu áp dụng các hình phạt để học sinh phải đối mặt với sự xấu hổ với bạn bè có thể khiến họ có tâm lý xa lánh bạn bè.

Học sinh có thể sẽ xa lánh bạn bè nếu bị phạt không đúng cách
Học sinh có thể sẽ xa lánh bạn bè nếu bị phạt không đúng cách

Lý do bởi học sinh sẽ nghĩ rằng các bạn chê trách thậm chí là coi thường vì mình bị phạt trước mặt bạn bè.

Bỏ túi cách phạt học sinh mất trật tự trong giờ học

Dưới đây là gợi ý cách phạt học sinh mất trật tự trong giờ học. Bạn có thể dựa trên những nguyên lý này để xây dựng phương pháp của riêng mình.

Trừ điểm thi đua, học tập

Cách trừ điểm sẽ là lời răn đe hiệu quả đối với các bé nhỏ trong độ tuổi tiểu học, trung học cơ sở. Vì các bé chịu sự quản lý nghiêm ngặt từ phụ huynh nên sẽ thực sự lo lắng nếu trong bảng điểm xuất hiện điểm trừ kỷ luật. Bạn có thể bổ sung điều kiện kèm theo, nếu bé có thay đổi trong những giờ học tiếp theo hoặc tích cực học tập hơn thì sẽ lại được ghi nhận điểm cộng. Thưởng phạt phân minh sẽ mang lại cho các bé một bài học tốt về tính kỷ luật ngay từ nhỏ.

Lấy tập thể để phạt cá nhân

Giáo viên có thể đưa ra nguyên tắc xử phạt theo tổ/nhóm đối với các trường hợp học sinh mất trật tự. Theo đó, bạn phân chia lớp theo từng nhóm nhỏ, nhóm nào ồn ào sẽ không được tham gia các hoạt động của trường, hoặc nhóm nào không tập trung, thường xuyên gây mất trật tự sẽ phải làm vệ sinh dọn dẹp lớp học. Đây là cách để tinh thần tập thể phát huy tác dụng. Các bé sẽ cảm thấy xấu hổ nếu để các bạn chịu phạt chung. Song song đó, vì quyền lợi của tập thể, các học sinh sẽ tự nhắc nhở nhau để không bị phạt.

Phạt tập thể là một trong những phương pháp hiệu quả để quản lớp ồn
Phạt tập thể là một trong những phương pháp hiệu quả để quản lớp ồn

Đối thoại trực tiếp với học sinh

Phương pháp đối thoại với học sinh để lắng nghe suy nghĩ và hiểu hơn tính cách của các bé. Điều này nhiều giáo viên đã thử và thành công. Tuy nhiên, mức độ hiệu quả còn tùy thuộc vào độ bướng bỉnh của mỗi người.

Trong trường hợp các bé thực sự ngang bướng và muốn thể hiện bản thân, giáo viên có thể xử sự xuôi theo ý của các bé. Cụ thể, bạn nên để bé ngồi ở bàn đầu, vị trí trung tâm dễ quan sát. Trong suốt buổi học nên hướng mắt nhiều đến bé. Sự tâm lý, tận tình nhưng vẫn rất quyết đoán của giáo viên sẽ khiến bé thay đổi thái độ. Bên cạnh đó, bạn cũng tuyệt đối không nên xếp bé xuống dãy cuối sẽ càng khích sự phản kháng của học viên.

Giáo viên nên giữ kết nối, trò chuyện cùng các bé học sinh
Giáo viên nên giữ kết nối, trò chuyện cùng các bé học sinh

Liên hệ gặp phụ huynh khi thực sự cần thiết

Giữ sợi dây liên kết giữa nhà trường và phụ huynh rất quan trọng. Bởi trong một số trường hợp cần thiết, giáo viên nên gặp trực tiếp phụ huynh để trình bày về thái độ học tập của con em mình. Tuy nhiên, đây là biện pháp mạnh nhất, xếp cuối cùng sau khi đã áp dụng hết các biện pháp mà vẫn không hiệu quả.

Trong quá trình trao đổi với phụ huynh, giáo viên nên khéo léo để hòa hợp. Bạn nên tỏ rõ mục đích của buổi nói chuyện không phải để gia đình dùng biện pháp mạnh hơn với các con, mà mong gia đình có thể cùng nhà trường tìm ra giải pháp tích cực hơn, giúp các bé cải thiện thành tích và thái độ học tập.

Giao bài tập về nhà cho những bạn hay nói chuyện

Nếu học sinh không chấp hành khi bị nhắc nhở quá nhiều lần thì giáo viên có thể tham khảo cách phạt là giao bài tập về nhà nếu nhắc nhở quá nhiều lần mà không chấp hành.Hôm sau giáo viên có thể yêu cầu học sinh lên trình bày lại. Đây là một cách phạt học sinh mất trật tự trong giờ học đủ nghiêm khắc nhưng vẫn có một chút mềm mỏng và không khiến học sinh mang tâm lý sợ hãi. Thậm chí còn có thể giúp học sinh ôn lại bài học.

Cho học sinh trồng cây xanh hoặc quét dọn vệ sinh

Phạt trồng cây xanh hoặc quét dọn là cách phạt học sinh mất trật tự trong giờ học vừa có sự cứng rắn mà vẫn khiến học sinh không bị áp lực tâm lý. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành giáo viên có thể động viên khích lệ có những việc làm có ích, chấp hành tốt.

Tips quản lý học sinh nghịch ngợm thường xuyên nói chuyện trong lớp

Bất cứ một người giáo viên nào cũng muốn giờ học của mình diễn ra hiệu quả và kỷ luật. Để quản lý những bạn học sinh thường xuyên nói chuyện trong lớp và nghịch ngợm thì giáo viên cần thiết lập quy tắc nghiêm khắc trong giờ học của mình, nhất quán trong việc thực hiện nội quy trong lớp, mềm mỏng và cứng rắn đúng lúc, công bằng với học sinh và bắt đầu buổi học một cách tích cực.

Cần thiết lập nội quy, quy tắc nghiêm ngặt trong lớp học

Việc lập quy tắc nghiêm túc sẽ giúp cho giáo viên quản lý học sinh một cách dễ dàng hơn. Như vậy học sinh sẽ đi vào khuôn khổ ngay từ đầu và chấp hành nghiêm chỉnh. Giáo viên có thể lập ra quy định về học tập và nề nếp. Quy định có thể có thưởng cho những bạn chấp hành tốt và có những mức phạt cho các bạn không chấp hành.

Về học tập, giáo viên có thể lập ra một số quy tắc để đảm bảo chất lượng tiết học như sau:

  • Học sinh cần hoàn thành bài tập đầy đủ.
  • Khuyến khích sự sáng tạo trong học tập.
  • Khích lệ bằng phần thưởng cho những bạn có sự cố gắng trong học tập.

Về nề nếp, để học sinh chấp hành tốt giáo viên có thể đưa ra một số quy tắc để quản lý tốt hơn.

  • Học sinh cần giữ trật tự trong giờ học để không làm ảnh hưởng đến bạn khác.
  • Nếu sau nhiều lần nhắc nhở hoặc phạt nhẹ nhàng thì giáo viên sẽ răn đe cứng rắn hơn.
  • Không xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, không nói tục chửi bậy hay gây gổ trong trường học
  • Đưa ra nhiều mức phạt từ nhẹ đến nặng tùy vào mức độ vi phạm của học sinh.

Thực hiện nội quy một cách nhất quán

Để học sinh chấp hành nghiêm chỉnh thì giáo viên cần áp dụng các quy tắc một cách nhất quán. Chỉ cần giáo viên lơ là trong việc thực hiện nội quy có thể học sinh cũng sẽ không chấp hành cho những lần sau. Có thể đưa ra nhiều mức phạt từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào số lần vi phạm và lỗi của học sinh. Nếu sau nhiều lần nhắc nhở và áp dụng các hình thức phạt nhẹ nhưng chưa hiệu quả thì giáo viên có thể áp dụng hình thức phạt cứng rắn hơn.

Thực hiện nội quy một cách nhất quán có thể giúp học sinh tuân thủ quy định
Thực hiện nội quy một cách nhất quán có thể giúp học sinh tuân thủ quy định

Công bằng với các bạn học sinh

Thông thường tâm lý chung thì giáo viên sẽ thường quý những bạn học sinh có thành tích học tập tốt và chấp hành nghiêm túc kỷ luật và không có nhiều tình cảm cũng như sự ưu tiên dành cho những bạn học sinh cá biệt hoặc nghịch ngợm hơn một chút.

Tuy nhiên nhiều khi điều này lại gây tác dụng ngược. Bởi với những bạn luôn nhận được sự ưu ái thì sẽ có tâm lý mình là trung tâm, mọi người phải tập trung vào mình, giáo viên cũng phải có những sự ưu tiên nhất định dành cho mình. Thậm chí nhiều trường hợp các bạn có thể tận dụng lợi thế được ưu tiên mà cậy quyền và xem thường các bạn khác. Trong khi những bạn học sinh cá biệt hơn nhiều lúc sẽ có tâm lý bất cần, không sợ giáo viên và không chấp hành nội quy.

Việc dành sự ưu tiên dành cho những bạn học sinh ngoan, thành tích tốt là không sai. Tuy nhiên giáo viên cũng cần phải công bằng, tạo tâm lý rằng mình luôn đối xử công bằng với các bạn. Nếu sai thì sẽ bị phạt, tiến bộ sẽ có khen thưởng. Như vậy sẽ tạo ra một không khí học tập và thi đua tốt hơn.Việc này cũng góp phần làm giảm tình trạng mất trật tự trong giờ vì các bạn học sinh đều phấn đấu để chấp hành nội quy tốt để có khen thưởng.

Công bằng sẽ giúp tạo một môi trường học tập tốt
Công bằng sẽ giúp tạo một môi trường học tập tốt

Mềm mỏng và cứng rắn đúng lúc

Mặc dù việc thực hiện nội quy và áp dụng các cách phạt học sinh mất trật tự trong giờ học là điều cần thiết để giữ kỷ luật, nhưng giáo viên cũng không nên áp dụng một cách quá lạnh lùng và cứng nhắc. Bởi đối với một số đối tượng học sinh cá biệt thì việc áp dụng quá cứng nhắc có thể phản tác dụng. Những lúc như vậy thì bên cạnh việc tuân thủ nội quy giáo viên cũng cần phải thật sự kiên nhẫn và mềm mỏng giải thích để học sinh nhận thức được vấn đề.

Việc mềm mỏng và cứng rắn đúng lúc không chỉ khiến giáo viên quản lý lớp học và giờ dạy được nâng cao chất lượng, mà học sinh còn nể và kính trọng hơn rất nhiều.

Linh hoạt giữa mềm mỏng và cứng rắn giúp giáo viên quản lý lớp dễ dàng hơn
Linh hoạt giữa mềm mỏng và cứng rắn giúp giáo viên quản lý lớp dễ dàng hơn

Luôn bắt đầu buổi học với một không khí tích cực

Các tiết học thông thường luôn được bắt đầu bằng việc kiểm tra bài cũ hoặc giải bài tập về nhà. Tuy nhiên, giáo viên có thể thay đổi một chút để giờ học trở nên hiệu quả hơn bằng cách thay đổi không khí khi bắt đầu buổi dạy.

Một tiết học được bắt đầu trong sự hứng khởi, sảng khoái có thể khiến nâng cao tinh thần học tập và sẽ tập trung học hơn. Việc tập trung học sẽ giảm thiểu tối đa mất trật tự trong giờ.

Bắt đầu buổi học một cách tích cực nâng cao hiệu quả học tập rõ rệt
Bắt đầu buổi học một cách tích cực nâng cao hiệu quả học tập rõ rệt

Kết luận

Cách phạt học sinh mất trật tự trong giờ học là điều cần thiết nhưng cũng không nên áp dụng quá cứng nhắc và lạnh lùng. Thay vào đó giáo viên cũng cần mềm mỏng và kiên nhẫn với học sinh để hiệu quả học tập và giáo dục đạt tốt nhất có thể.

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận