Kế hoạch giảng dạy là một bản phác thảo hỗ trợ quá trình giảng dạy của giáo viên dễ ra đúng trình tự, hiệu quả. Dựa vào kế hoạch, giảng viên sẽ dễ dàng lên kế hoạch, phương thức giảng dạy cũng như soạn giáo án phù hợp với từng nội dung bài học. Từ đó, tăng tính hứng thú cho học sinh và thu hút học sinh yêu thích các tiết học của mình.
Những yếu tố xác định hướng kế hoạch giảng dạy của giáo viên
Mỗi giáo viên sẽ có một kế hoạch giảng dạy khác nhau. Nó phụ thuộc vào nội dung bài giảng, đối tượng học sinh, và phương pháp thích hợp. Tuy nhiên, nhìn chung trước khi lập kế hoạch giảng dạy, giáo viên cần xác định các yếu tố sau:
- Mục đích của bài giảng.
- Mục đích tham gia lớp học của học sinh, sinh viên (trong buổi học học sinh, sinh viên sẽ muốn được những gì).
- Lựa chọn phương pháp giảng dạy như thế nào là phù hợp nhất với đối tượng học viên hiện tại – tiến hành giảng dạy như thế nào để thu hút.
- Khối lượng nội dung và thời gian đào tạo như thế nào ? – Phân chia khối lượng kiến thức ở mỗi tiết học thật phù hợp.
Sau khi giải quyết được hết những yếu tố trên, giáo viên sẽ biết được bản thân mình sẽ dạy những gì, sẽ có hoạt động nào trên lớp. Tiếp đến, đưa ra đánh, rút kinh nghiệm nếu kế hoạch không đạt yêu cầu.
Lập kế hoạch giảng dạy như thế nào cho thu hút?
Nghe thì đơn giản, nhưng nếu là giáo viên mới vào nghề, kế hoạch giảng dạy thật sự rất khó để xây dựng nếu không có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu sau và thu thập các kinh nghiệm, bạn cũng sẽ lập ra cho mình kế hoạch tốt nhất ở thời điểm hiện tại. Đây cũng sẽ là kinh nghiệm của chính bản thân, bài học để bạn có thể cải thiện những sai lầm trong thời gian đầu làm nghề giáo.
Để xây dựng bản kế hoạch giảng dạy thu hút, hãy thực hiện các bước sau đây:
Xác định được mục tiêu tiết học là gì?
Làm bất cứ việc gì cũng cần có mục tiêu. Việc giảng dạy cũng vậy. Tuy một bài học được chia thành nhiều tiết học nhỏ. Nhưng mỗi tiết học cũng cần có mục tiêu giảng dạy riêng. Bạn cần phải hiểu được học sinh muốn được những gì trong tiết học. Từ đó, định hướng, xác định mục tiêu của mình, chọn lọc những kiến thức cần thiết và xây dựng mục tiêu cho cả lớp học.
Xây dựng nội dung bài học
Với phần xây dựng nội dung, hãy đầu tư vào phần giới thiệu. Đây sẽ là yếu tố nhận biết học sinh có thật sự hứng thú với buổi học ngày hôm nay hay không.
Lưu ý, không xây dựng nội dung bài học một cách truyền thống với hình thức ghi chép, hãy tạo ra các hoạt động trong tiết học như: sự kiện, cho học sinh coi clip ngắn, đặt câu hỏi… sự tò mò cộng với thích thú sẽ giúp học viên dễ dàng tập trung, dễ dàng ghi nhớ bài học hơn nhiều.
Đánh giá hiểu biết của học sinh
Dĩ nhiên trong quá trình giảng dạy, thì kế hoạch giảng dạy không thể thiếu phần kiểm tra, đánh giá sự hiểu biết về môn học của học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, đây là một nội dung cực kỳ nhạy cảm, đặc biệt là những môn học yêu cầu sự ghi nhớ nhiều, hoặc những môn học đánh đố.
Là giảng viên, hãy dựa vào đối tượng học sinh của mình, bạn nên có nhiều phương pháp kiểm tra khác nhau. Thay vì dùng các câu hỏi rập khuôn, hãy cách điệu câu hỏi và tăng sự thích thú để gọi nhớ những sự kiện đã được chia sẻ trong bài giảng trước đó.
Đúc kết bài học
Dù là bài học dài hay ngắn, thì sau mỗi buổi học, giáo viên cần đúc kết lại những gì học sinh đã học trong tiết học đó. Điều này sẽ giúp học sinh tóm gọn bài học, nhớ những kiến thức cần nhớ và tạo điều kiện thuận lợi để học sinh dễ dàng học bài hơn rất nhiều.
Liên kết các tiết học một cách thực tế
Nhiều bài học quá dài, nên cần phải chia ra thành nhiều tiết học khác nhau. Do đó, để học sinh có thể nhớ được bài học trước đó, giảng viên phải biết cách tạo mối liên kết giữa các tiết học lại với nhau.
Phương pháp được nhiều người sử dụng nhất chính là dùng một dòng thời gian thực tế với các tình huống gần gũi. Dòng thời gian này còn giúp giảng viên linh hoạt thay đổi nội dung giảng dạy trước những tình huống thay đổi không ngờ.
Việc lập kế hoạch giảng dạy thực sự là một việc là có ích đối với giảng viên. Và nó tác động rất lớn đến sự hứng thú học tập của học sinh. Vậy nên, hãy cố gắng xây dựng cho mình một bản kế hoạch hoàn chỉnh dựa trên nhóm đối tượng giảng dạy, để kết quả đào tạo của mình đạt tốt nhất.
Trên đây là bài viết về cách lập kế hoạch giảng dạy dành cho giáo viên. Hy vọng những thông tin của Học viện SeoulSpa sẽ giúp bạn nhiều trong quá trình hình thành kế hoạch. Chúc bạn thành công.
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:
Bình luận